Độ tuổi nào thích hợp để trẻ em sử dụng mạng xã hội?
Các mạng xã hội ngày nay quy định người dùng mở tài khoản phải từ 13 tuổi trở lên. Nhiều bậc phụ huynh cũng cho rằng đây là độ tuổi phù hợp để con trẻ sử dụng mạng xã hội.
Theo một báo cáo mới từ PrivacyHQ.com, 63% phụ huynh cho phép trẻ trước tuổi vị thành niên sử dụng YouTube, 54% đồng ý để con dùng Instagram và 49% cho phép con truy cập TikTok.
Độ tuổi nào thích hợp để trẻ em sử dụng mạng xã hội? |
Trong cuộc khảo sát, 64% phụ huynh cho biết con họ mong muốn trở thành người có ảnh hưởng (KOL) trên Instagram hoặc người sáng tạo nội dung YouTube trong tương lai, 81% phụ huynh được khảo sát cho biết họ sẽ ủng hộ quyết định đó.
Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 10 phụ huynh thì có ba người cho phép con mình sử dụng mạng xã hội trước 13 tuổi như một cách để hỗ trợ ước mơ trở thành game thủ chuyên nghiệp hoặc người sáng tạo nội dung của con.
Trở thành một KOL hay người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội nghe có vẻ là một công việc thú vị và dễ dàng, nhưng trẻ em có thực sự hiểu rằng công việc này có ý nghĩa như thế nào và rằng không phải ai cũng sẽ có thể tạo được sức ảnh hưởng?
Mirela Iancu, Giám đốc tương tác người dùng tại PrivacyHQ.com đưa ra cảnh báo rằng phương tiện truyền thông xã hội ngày càng khiến người dùng trẻ tiếp xúc với các nội dung độc hại. Trên thực tế, chỉ 40% phụ huynh cho biết họ có thể nói rõ với con về sự khác biệt giữa cuộc sống thực và những gì được miêu tả trên mạng xã hội.
“Internet và mạng xã hội có rất nhiều thông tin nhạy cảm đối với trẻ em như nội dung người lớn hoặc tin nóng - ví dụ như nội dung xoay quanh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Trong nghiên cứu, 95% phụ huynh cho biết đã nói chuyện trực tiếp với con về vấn đề an toàn trên Internet và mạng xã hội, nhưng các chủ đề như tài khoản giả, nhận dạng chatbot, quyền riêng tư và sự khác biệt giữa mạng xã hội và đời thực không được thảo luận nhiều”, ông Iancu chia sẻ.
Theo nghiên cứu, 52% phụ huynh cho biết không nói chuyện với con về các vấn đề quan trọng như bắt nạt trên mạng, trong khi 1/5 phụ huynh đã phát hiện con mình đăng bài trên tài khoản Instagram ảo. Ngoài ra, 63% phụ huynh bày tỏ lo ngại các con có thể bị ảnh hưởng khi cố gắng bắt chước theo các xu hướng TikTok phổ biến.
Không giống như phim, TV hoặc trò chơi điện tử, không có xếp hạng chung cho nội dung trên mạng xã hội. Nhà phân tích ngành công nghệ và chuyên gia truyền thông xã hội Roger Entner của Recon Analytics cho biết: “Các bậc phụ huynh đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát các ứng dụng con trẻ tải xuống, các nền tảng nên tập trung vào việc xác thực chặt chẽ độ tuổi người dùng khi đăng ký”.
Ngay cả khi có rất nhiều video giáo dục trên YouTube, vẫn có rất nhiều nội dung không phù hợp với trẻ dưới 13 tuổi. Điều này cũng đúng với các nền tảng khác, nhưng nhiều bậc cha mẹ có thể không nhận ra nhiều điều đó. Ngoài ra, nhiều người dùng trẻ chưa có đủ kinh nghiệm để nhìn nhận nghiêm túc về việc trở thành một người sáng tạo chuyên nghiệp hoặc là game thủ trong tương lai.
Theo nguyên tắc chung, 13 tuổi là độ tuổi thích hợp để giới thiệu con trẻ với mạng xã hội, nhưng chỉ khi chúng được giám sát. Đa số trẻ em ở độ tuổi này bắt đầu yêu cầu cha mẹ cho phép sử dụng smartphone. Ngay cả khi phụ huynh không đồng ý để con mình thiết lập các tài khoản mạng xã hội, chúng vẫn sẽ tìm cách để sử dụng. Vì vậy phụ huynh phải rất thận trọng theo dõi và định hướng khi cho trẻ truy cập trực tuyến. Ngoài việc đưa ra các quy tắc và điều kiện nhất định rõ ràng, cha mẹ cũng nên duy trì sự tự tin của con, chia sẻ cởi mở nhưng vẫn đảm bảo con vẫn nhận được quyền riêng tư cần có.
Theo Vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/cong-dong-mang/do-tuoi-nao-thich-hop-de-tre-em-su-dung-mang-xa-hoi-821011.html
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí