Doanh nghiệp vận tải đau đầu với bài toán giá cước
Hiện các doanh nghiệp vận tải hành khách đang phải đau đầu với bài toán tăng giá cước hay không, tăng như thế nào cho phù hợp khi giá xăng dầu tăng liên tiếp thời gian qua. Nếu không tăng sẽ lỗ nặng và đứng trước viễn cảnh phá sản, còn nếu tăng cao quá sẽ không có khách.
Sau 7 lần tăng giá liên tiếp và từ đầu năm 2022 đến nay tăng 6 lần, hiện giá xăng dầu trong nước đang “lập đỉnh”. Từ 15h ngày 11/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 2.908 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 2.990 đồng/lít, sắp vượt qua ngưỡng 30.000 đồng/lít.
Bến vắng, xe thưa là hình ảnh chung của nhiều bến xe khách lớn trên địa bàn Hà Nội thời điểm này.
Giá xăng dầu neo ở mức cao đã tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực sản xuất kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt hoạt động vận tải hành khách đường bộ vốn đã khó khăn vì dịch bệnh nay càng thêm “chật vật”.
Mặc dù các hoạt động sản xuất kinh tế đã được mở cửa trở lại nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp khiến lượng khách đi xe giảm đến 60-70% so với thời điểm không có dịch.
Tất cả các doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh đều trong tình trạng “chạy cầm chừng” để giữ khách và giữ "slot" xe ở bến.Làm thế nào để tiếp tục bám trụ với nghề đang là bài toán đau đầu với không ít cá nhân và doanh nghiệp,...đó là chia sẻ của anh Phương một lái xe khách tuyến Hà Nội - Thái Nguyên.
Còn với anh Chung, hơn 8 năm sống bằng nghề lái xe khách liên tỉnh, chưa bao giờ anh và nhiều tài xế, phụ xe lại thấy khó khăn như lúc này.
Giá xăng dầu trong nước tăng liên tục, tăng phi mã trong khi lượng khách ngày một ít khiến thu nhập của lái xe giảm hẳn. Đã quen với nghề này, nên giờ bỏ anh Chung không biết làm gì tốt hơn để mưu sinh.
Các nhà xe, hãng taxi phải đau đầu với bài toán chi phí trước thực trạng xăng tăng phi mã nhưng không có khách do những tâm lý e ngại dịch bệnh.
Hiện giá xăng gần chạm mốc 30.000 đồng, anh Cường, tài xế taxi hãng Lan Anh cho biết, mức giá 13.000 đồng cho 25km đầu vẫn được hãng giữ nguyên từ thời điểm xăng ở mức 26.000 đồng/lít cho đến nay.
Tính trừ các chi phí, nhiên liệu... sau khi chạy hết 25km đầu tiên, tài xế chỉ còn thu nhập dưới 200.000 đồng. Nếu tính trạng này kéo dài, anh Cường và nhiều tài xế rất lo lắng không đủ trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình cũng như gắn bó với nghề.
Xăng dầu tăng giá trong khi khách đi ít không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của tài xế mà còn khiến các doanh nghiệp vận tải phải đau đầu tính toán giá cước để đảm bảo duy trì hoạt động.
Theo ông Khúc Hữu Thanh Hải - Giám đốc Công ty vận tải Đất Cảng (Hải Phòng), thời gian qua lượng khách đi xe rất ít, doanh nghiệp cắt giảm xe, giảm nhân sự để duy trì hoạt động.
Nhưng trong cơn bão xăng dầu, doanh nghiệp càng chạy càng lỗ, thu tiền vé từ khách một chuyến xe không đủ bù chi phí xăng dầu.
Trao đổi với PV, đại điện một hãng taxi tại Hà Nội cho biết, lượng xe của doanh nghiệp đến thời điểm này mới hoạt động được khoảng 50%, số còn lại vẫn đắp chiếu do khách đi lại rất ít, nhiều lái xe cũng nghỉ việc đi tìm việc khác.
Nay xăng dầu liên tục tăng giá, mức xăng đã tiệm cận 30.000 lít nếu không tăng cước thì doanh nghiệp chỉ còn nước bán xe trả nợ rồi đóng cửa...
Ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Taxi) khẳng định, xăng dầu tăng giá nhiều lần từ đầu năm khiến các doanh nghiệp taxi đứng trước sự lựa chọn hoặc tăng giá cước hoặc chấp nhận lỗ.
Tăng giá cước hay không, tăng như thế nào cho phù hợp đang khiến doanh nghiệp đau đầu nhiều ngày nay. Nếu tăng ít sẽ không bõ công làm các thủ tục để tăng giá cước, còn nếu tăng cao quá sẽ không có khách,...
Với lý do nhằm giúp đối tác gia tăng cơ hội thu nhập trên mỗi chuyến xe, đồng thời bù đắp một phần chi phí vận hành do những biến động về giá xăng và giá tiêu dùng trong nhiều tháng qua, Grab Việt Nam bắt đầu điều chỉnh tăng giá cước từ ngày 10/3.
Hãng gọi xe công nghệ này sẽ tăng giá 2 km đầu tiên của dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh lên 29.000 đồng, 7 chỗ lên 34.000 đồng, cả hai mức này tăng 2.000 đồng so với hiện tại. Grab cũng tăng giá mỗi km tiếp theo của 2 dịch vụ này lên 10.000 đồng, tăng 500 đồng.
Tại các tỉnh, thành phố khác, giá dịch vụ GrabCar cũng tăng 2.000-2.500 đồng cho 2 km đầu tiên, khoảng 600 đồng cho mỗi km sau đó.
Với dịch vụ GrabBike, tại Hà Nội, giá 2 km đầu tiên tăng 1.500 đồng, lên 13.500 đồng, mỗi km sau đó 4.300 (tăng 300 đồng).
Mức cước dịch vụ này tại TP.Hồ Chí Minh cũng tăng nhẹ lên 12.500 cho 2km đầu tiên và 4.300 đồng cho mỗi km tiếp theo. Grab cũng đồng loạt áp dụng giá mới cho các dịch vụ khác như GrabExpress, GrabMart và GrabFood.
Nguồn Congluan.vn
https://congluan.vn/doanh-nghiep-van-tai-dau-dau-voi-bai-toan-gia-cuoc-post185345.html
- Lễ hội cây cảnh hoa giấy Phù Đổng - “Sắc hoa trên miền di sản”
- Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine do căng thẳng leo thang
- Trách nhiệm, đồng lòng chống lãng phí
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí
- Ban hành Công điện về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh