Doanh nhân Nguyễn Xuân Phú nói gì về vòng quay của dòng tiền?
Một số vụ việc liên quan đến phát hành trái phiếu thời gian qua gây ảnh hưởng rất lớn đến vòng quay của dòng tiền.
ng Nguyễn Xuân Phú (Shark Phú), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SUNHOUSE chia sẻ về những vụ việc xảy ra gần đây tại một số doanh nghiệp tư nhân lớn, như FLC, Tân Hoàng Minh, Việt Á…
Ông Nguyễn Xuân Phú (Shark Phú), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SUNHOUSE.
-Ông đánh giá như thế nào về những vụ tham nhũng tại một số công ty tư nhân, như tại công ty Việt Á thời gian qua?
Việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vòng quay của dòng tiền. Bởi vì, do tham nhũng nên không dám công khai, thay vì gửi ngân hàng lại đem số tiền đó “cất vào tủ” để giấu giếm. Lúc này, tiền bị rút ra khỏi lưu thông nên gây ra mất vòng quay của tiền. Và đặc biệt tham nhũng sẽ đánh mất lòng tin.
-Còn với các vụ việc về chứng khoán, trái phiếu tại FLC, Tân Hoàng Minh… gây ảnh hưởng như thế nào đến thị trường vốn nói chung, thị trường tín dụng nói riêng, thưa ông?
Một số vụ việc liên quan đến phát hành trái phiếu thời gian qua gây ảnh hưởng rất lớn đến vòng quay của dòng tiền. Vì nếu được vay nợ sẽ làm tăng vòng quay của dòng tiền. Ví dụ, tôi mua ô tô nhưng chưa đủ tiền thì có thể ghi nợ. Khi đó, một cửa hàng bán xe bình thường chỉ bán được 5 chiếc, nhưng cho ghi nợ thì sẽ bán lên 10 chiếc.
Tức là tốc độ vòng quay tiền sẽ nhân lên nếu lòng tin được đảm bảo để có thể ghi nợ. Việc này sẽ làm cho tốc độ vòng quay của tiền nhanh hơn. Đơn cử, trong xã hội có 1.000 tỷ đồng nhưng nếu nhân lên 3 lần sẽ thành 3.000 tỷ đồng.
Và đa phần sự nghi ngờ, không cho mua bán chịu là do mất lòng tin, khi khủng hoảng xảy ra thì “không ai bán chịu cho ai”. Như vậy sẽ tạo ra sự khan hiếm tiền.
Nếu có sự tin tưởng để cho vay nợ thì chính quá trình đó sẽ làm tăng vòng quay của tiền. Vì tại sao khi xảy ra khủng hoảng, lãi suất cao thì lúc nào cũng thấy tiền thiếu ‘trầm trọng”? Thực ra, tiền trong lưu thông không thay đổi, nhưng do vòng quay của tiền bị giảm đi dẫn đến ai cũng thấy “thiếu tiền”.
>>“Lỗ hổng quyền lực” trong chống tham nhũng
Tham nhũng sẽ đánh mất lòng tin.
Còn khi tin tưởng nhau, “thả” tiền ra cho nhau vay nợ thì dòng tiền sẽ tăng lên. Lúc này ai cũng thấy có “nhiều tiền” và ai cũng “có tiền”.
Về vấn đề mất lượng tiền trong lưu thông là do những đồng tiền tham nhũng nên không dám công khai, mà phải “che giấu” đi. Với hành động “cất tiền vào tủ” sẽ làm mất đi lượng tiền trong lưu thông.
Bản chất của tham nhũng không làm mất tiền của xã hội mà chỉ là sự “chuyển đổi” từ “túi” người này sang “túi” người kia. Tuy nhiên, việc này lại có tác động đến các hành vi khác nên dẫn đến vòng quay của tiền bị chậm lại, cũng như tiền bị rút bớt ra khỏi lưu thông. Như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
-Cụ thể, việc này gây tác động như thế nào đến nền kinh tế, thưa ông?
Qua những vụ việc về phát hành trái phiếu vừa qua, nhà nước có thể sẽ cấm hoặc siết chặt lại nghiệp vụ phát hành. Việc này dẫn đến vay nợ sẽ ít đi, người dư tiền không đến được với người thiều tiền. Người thiếu tiền có ý tưởng, có khả năng tổ chức lại không có tiền để tạo ra sản phẩm cho xã hội, từ đó làm cho của cải xã hội giảm đi.
Còn người có tiền nhưng không có khả năng tổ chức, không có khả năng sản xuất thì lại không cho vay được mà phải “cất tiền trong tủ”. Từ đó làm cho xã hội bị chậm phát triển trở lại. Và tác hại của tham nhũng là như vậy.
-Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn
https://doanhnhanmoi.enternews.vn/doanh-nhan-nguyen-xuan-phu-noi-gi-ve-vong-quay-cua-dong-tien-n42951.html
- Thư Chúc tết Giáp Thìn năm 2024
- Con đường lập nghiệp thăng trầm của nữ tướng quyền lực nhất Facebook
- CEO Nokia dự báo 6G sẽ khiến con người rời bỏ smartphone vào năm 2030
- Tuổi trẻ của những tỷ phú hàng đầu Việt Nam thế nào?
- CSI 2022 giúp môi trường kinh doanh ổn định, bền vững cho doanh nghiệp
- Tài sản các tỷ phú Việt giảm gần 2 tỷ USD
- Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo với những chương trình bảo vệ môi trường cùng Đại học Harvard