Đơn giản hóa quy định khối lượng kiến thức, năng lực người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, sau 5 năm Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành, trong quá trình tổ chức thực hiện và theo phản ánh từ các nhà trường, doanh nghiệp, Thông tư đã bộc lộ một số vấn đề bất cập, chưa theo kịp với yêu cầu quản lý và tổ chức đào tạo trong tình hình mới, chưa bắt kịp được với các xu hướng đào tạo tiên tiến, tiếp cận với chuẩn của khu vực và thế giới, phần nào gây ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển chương trình và tổ chức đào tạo của các nhà trường, qua đó làm hạn chế năng lực đào tạo của mỗi nhà trường, hạn chế khả năng đa dạng hóa các hình thức tổ chức đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, khả năng hợp tác doanh nghiệp và liên thông giữa các trình độ đào tạo, qua đó ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh, đào tạo của hệ thống.
Về kết cấu của "Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng" được quy định trong Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH đang được định dạng gồm hai thành phần chính đó là các yêu cầu về năng lực chung của ngành/nghề và yêu cầu về năng lực cụ thể cho từng vị trí việc làm, gây ra sự trùng lặp trong các yêu cầu chung của ngành/nghề với yêu cầu cụ thể của từng vị trí việc làm; trùng lặp trong yêu cầu về năng lực trong mỗi vị trí việc làm của ngành/nghề. Việc phân nhóm "các năng lực cơ bản" và "các năng lực chung" gây khó khăn trong quá trình xác định năng lực, dễ gây ra sự nhầm lẫn.
Về nội dung cơ bản của "Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng" được quy định trong Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH đang yêu cầu một số nội dung không còn phù hợp với thực tế hiện nay, các yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp được quy định theo từng vị trí việc làm dẫn đến việc có các năng lực lặp đi lặp lại nhiều lần trong các vị trí việc làm khác nhau, không thuận tiện trong việc phát triển chương trình đào tạo, nhất là trong xu hướng đào tạo theo năng lực thực hiện, đào tạo kết hợp tại doanh nghiệp và đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ như hiện nay.
Để khắc phục các hạn chế trên, tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất nội dung quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo như sau: Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau:
1. Tên ngành, nghề đào tạo
2. Trình độ đào tạo
3. Khối lượng kiến thức tối thiểu
4. Yêu cầu về năng lực:
- Yêu cầu về kiến thức: Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật; kiến thức chuyên môn của ngành, nghề đào tạo;
- Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và các kỹ năng xã hội và kỹ năng cá nhân;
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm: Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- Hệ thống hóa pháp luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa đổi Luật Việc làm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024