Đột biến gen liên quan đến muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti kháng hóa chất diệt côn trùng

Chủ nhật, ngày 16 tháng 7 năm 2023 | 17:16

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện các Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản vừa tìm thấy đột biến gen mới trên muỗi Aedes aegypti gây bệnh sốt xuất huyết, có khả năng cao kháng hóa chất diệt côn trùng thông thường.

Sự gia tăng số lượng của loại muỗi Aedes aegypti có thể kháng hóa chất diệt côn trùng ở khu vực Đông Nam Á, trong đó hơn 80% muỗi Aedes aegypti lưu hành ở Việt Nam và Campuchia được phát hiện có đột biến gen này.

El Nino có thể làm tăng lây truyền sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh diệt loăng quăng, bọ gậyEl Nino có thể làm tăng lây truyền sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh diệt loăng quăng, bọ gậy

SKĐS - Theo WHO, trong năm 2023 và 2024 hiện tượng El Nino có thể làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các loại arbovirus khác như Zika, Chikungunya, viêm não Nhật Bản. Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành chỉ đạo triển khai mạnh mẽ hơn nữa hoạt động diệt loăng quăng/bọ gậy trên địa bàn ngay trong tháng 7/2023...

Nồng độ hóa chất diệt côn trùng tăng lên 10 lần vẫn không diệt được muỗi đột biến gen

Nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả khi nồng độ hóa chất diệt côn trùng được nâng lên gấp 10 lần so với nồng độ có thể tiêu diệt muỗi thông thường, khoảng 80% số muỗi thu thập được tại Hà Nội vẫn sống sót.

Theo nhóm nghiên cứu cho biết, xác định đột biến gen mới có tên là L982W, khiến muỗi có khả năng kháng hóa chất thông thường cao hơn. Khoảng 78-99% muỗi ở 3 khu vực gồm Hà Nội, TP.HCM và thủ đô Phnom Penh (Campuchia) có đột biến gen này.

Tính cả L982W, 4 đột biến gene hiện nay đều có khả năng kháng hóa chất diệt. Tỷ lệ muỗi có 2/4 đột biến gen chiếm 91% ở Phnom Penh, điều này cho thấy sức đề kháng của muỗi đang ngày càng mạnh hơn.

Đột biến gen liên quan đến muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti kháng hóa chất diệt côn trùng - Ảnh 2.

Kháng Pyrethroids do Aedes aegypti và Aedes albopictus

Nhóm nghiên cứu cho biết mặc dù không tìm thấy muỗi mang đột biến gen L982W ở Lào, Thái Lan và Trung Quốc, loài muỗi này có thể đang lan rộng khắp bán đảo Đông Dương và các khu vực khác ở châu Á.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng bắt đầu lo ngại về muỗi Aedes aegypti vì các khu vực muỗi có thể sống sót qua mùa đông đang mở rộng khi nhiệt độ ấm lên. Ông Takeshi Kasai (Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới - khu vực Tây Thái Bình Dương) nhấn mạnh; cần kiểm tra chặt chẽ cách muỗi kháng thuốc diệt côn trùng lan rộng khắp bán đảo Đông Dương cũng như làm thế nào để giảm việc sử dụng thuốc diệt côn trùng pyrethroid, loại hóa chất đang dùng phổ biến.

Loại bỏ muỗi gây bệnh sốt xuất huyết bằng cách nào?

Được biết, thông thường, những con muỗi này không bay xa mà phần lớn ở trong phạm vi 100 mét từ nơi chúng xuất hiện. Chúng ưa đốt máu con người, thời điểm chủ yếu vào ban ngày, cả trong nhà lẫn ngoài nhà. Muỗi Ae. aegypti được kiểm soát chủ yếu bằng cách loại bỏ môi trường sống trong những vật chứa nước vì đó là nơi chúng đẻ trứng và phát triển.

Đột biến gen liên quan đến muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti kháng hóa chất diệt côn trùng - Ảnh 3.

Dọn vệ sinh không cho muỗi tiếp cận các vật chứa này để phòng sốt xuất huyết

Môi trường sống bị loại bỏ bằng cách ngăn không cho muỗi tiếp cận các vật chứa này và thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ. Ngăn cản sự phát triển bằng cách sử dụng hóa chất diệt côn trùng hoặc tác nhân kiểm soát sinh học, tiêu diệt muỗi trưởng thành bằng hóa chất diệt côn trùng hoặc kết hợp tất cả các phương pháp.

Quản lý véc tơ lồng ghép hay tích hợp (Intergrated Vector Management-IVM) là chiến lược kiểm soát véc tơ do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thúc đẩy, trong đó có bao gồm kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết, được hiểu là "Quy trình quản lý các nguồn lực tham gia thực hiện kiểm soát véc tơ một cách hiệu quả, IVM xem xét năm yếu tố chính trong quy trình quản lý.

Chiến lược kiểm soát và quản lý véc tơ IVM được phân bổ thành nhiều hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực như côn trùng học, dịch tễ học, truyền thông, đào tạo và dịch vụ, vận chuyển, hành chính và tài chính. Một số hoạt động bao gồm các biện pháp can thiệp có thể kể đến như: Quản lý môi trường, kiểm soát hóa chất diệt lăng quăng và muỗi trưởng thành, nghiên cứu công cụ cải tiến để kiểm soát véc tơ,….

Bên cạnh đó, chiến lược kiểm soát và quản lý véc tơ cần được phân bổ rõ ràng và cụ thể cho từng hoạt động, từng cơ quan tổ chức, bao gồm cả sự hợp tác trong ngành y tế và liên ngành. Các chiến lược nhằm mục tiêu đó đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về hệ sinh thái véc tơ địa phương cũng như thái độ và thói quen của người dân đối với các vật chứa - nơi trú ngụ và sinh sản của muỗi.

NGUON BAO ND