Giá niken tăng gấp đôi lên mức kỷ lục 100.000 USD/tấn, giao dịch bị đình chỉ ở London
Tình hình xung đột ở Nga và Ukraine rõ ràng đã ảnh hưởng đến thị trường niken. Niken kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch Kim loại London đã nhanh chóng tăng vọt lên mức cao kỷ lục trên 100.000 USD/tấn.
Diễn biến thị trường quá cực đoan
Sàn giao dịch kim loại London (LME) hôm thứ 3 đã đình chỉ giao dịch niken sau khi giá tăng hơn gấp đôi, vượt 100.000 USD/tấn.
LME cho biết trong một tuyên bố rằng giao dịch sẽ bị tạm ngừng trong ít nhất thời gian còn lại của ngày và cho hay: “LME sẽ tích cực lên kế hoạch cho việc mở cửa trở lại thị trường niken và sẽ công bố cơ chế của việc này ra thị trường càng sớm càng tốt”.
Các nhà giao dịch, nhà môi giới và nhân viên bán hàng trên sàn giao dịch London Metal Exchange Ltd. ở London, Vương quốc Anh, ngày 28/02/2022. Ảnh: Chris J.Ratcliffe/Bloomberg.
Sàn giao dịch cho biết họ đã theo dõi tình hình diễn biến ở Nga và Ukraine và rõ ràng là điều này đã ảnh hưởng đến thị trường niken, với lý do giá biến động cực đoan trong giờ giao dịch châu Á.
Giá hàng hóa đã tăng theo chiều xoắn ốc do lo ngại về nguồn cung liên quan đến cuộc tấn công dữ dội của Nga vào Ukraine, với cuộc chiến đang diễn ra và một loạt các lệnh trừng phạt của phương Tây làm gia tăng lo ngại gián đoạn.
Niken kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch Kim loại London đã nhanh chóng tăng vọt lên mức cao kỷ lục trên 100.000 USD/tấn vào thứ 3 tuần này.
Bên cạnh năng lượng, Nga là nhà sản xuất và xuất khẩu kim loại và ngũ cốc chủ chốt. Theo các số liệu Nga là nhà sản xuất niken lớn thứ ba trên thế giới - một thành phần chính trong thép không gỉ và một thành phần chính trong pin lithium-ion.
"Một thị trường rất nguy hiểm".
Giá kim loại đã tăng vọt do các ngân hàng cắt giảm việc tiếp cận với các mặt hàng của Nga và khi các đại gia vận tải biển tránh các cảng trọng yếu của nước này.
Thị trường vốn đã rất bất ổn trước cuộc xung đột giữa Matxcơva và Ukraine, điều đó có nghĩa là thị trường sẽ có rất ít khả năng đương đầu với bất kỳ sự cắt giảm sản lượng nào.
Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, mô tả việc tăng giá niken là “một điều hoàn toàn điên rồ”.
Hansen đã nói trên chương trình CNBC’S “Squawk Box Europe” vào hôm thứ 3 rằng: “Đó là một thị trường rất nguy hiểm vì đây là một thị trường không được thúc đẩy bởi cung và cầu, nó được thúc đẩy bởi sự sợ hãi”.
Hansen cho biết những người tham gia thị trường đang tìm cách tận dụng lợi thế của việc tăng giá hàng hóa với giả định rằng nguồn cung của Nga sẽ không bị gián đoạn.
Ông nói thêm: “Bây giờ, đột nhiên một kênh cung cấp chính từ Nga đã bị cắt, đặc biệt là trong lĩnh vực kim loại. Và điều đó về cơ bản khiến những người tham gia này đã bán khống các hàng hóa trên thị trường với hy vọng kiếm lời.”
Bán khống là một việc thực hiện đầu tư giảm giá, trong đó nhà đầu tư đặt cược giá tài sản sẽ giảm. Một đợt ép giá ngắn xảy ra khi một số lượng lớn các nhà đầu tư đang bán khống một tài sản, giá tăng mạnh và các nhà đầu tư thoát khỏi vị thế của mình cùng một lúc. Bởi vì việc thoát khỏi một vị thế bán liên quan đến các lệnh mua nên việc ép giá ngắn sẽ đẩy giá lên cao hơn nữa.
Hansen dự đoán rằng sự bất ổn của thương mại toàn cầu sẽ dẫn đến một số thiệt hại lớn ở các thị trường này.
Theo Congluan.vn
https://congluan.vn/gia-niken-tang-gap-doi-len-muc-ky-luc-100000-usd-tan-giao-dich-bi-dinh-chi-o-london-post184738.html
- Đích nhắm đầu tư: Việt Nam là điểm đến số 1
- Doanh nghiệp Thủ đô giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng xứ Nghệ
- Hơn 90% DN Đức dự kiến mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- Cánh điện gió bất động, chục nghìn tỷ phơi nắng mưa chờ cơ chế
- Bán giấy thu tiền: Soi kỹ dòng tiền chục nghìn tỷ đi đâu, làm gì, mua bán ra sao
- Mỹ miễn thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu của Việt Nam
- Không để cá nhân, doanh nghiệp né nghĩa vụ kinh doanh
- Bất động suốt 2 năm, doanh nghiệp gần như vô danh Vạn Trường Phát bất ngờ vay tới 10.000 tỷ đồng trái phiếu
- Thương mại Tự do Năng lượng đặt dấu chấm hết do xung đột Nga – Ukraine