Đầu giờ sáng 25/7, giá vàng 9999 của SJC hôm nay giảm 50 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và  bán ra so với kết phiên hôm qua.

Giá vàng 9999 được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cập nhật vào lúc 8h48' và giá vàng 9999 được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết vào lúc 8h31' như sau:

  Mua vào Bán ra
SJC Hà Nội 66.550.000 đồng/lượng 67.170.000 đồng/lượng
SJC TP.HCM 66.550.000 đồng/lượng 67.150.000 đồng/lượng
SJC Đà Nẵng 66.550.000 đồng/lượng 67.170.000 đồng/lượng
Doji Hà Nội 66.550.000 đồng/lượng 67.250.000 đồng/lượng
Doji TP.HCM 66.550.000 đồng/lượng 67.050.000 đồng/lượng

                                         Bảng giá vàng SJC và DOJI cập nhật đầu giờ sáng 25/7

Chốt phiên giao dịch 24/7, giá vàng miếng 9999 tại SJC TP.HCM là 66,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,2 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 66,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,22 triệu đồng/lượng (bán ra). 

Doji Hà Nội niêm yết ở mức 66,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,2 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji TP.HCM mua vàng SJC ở mức 66,55 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 67,05 triệu đồng/lượng. 

Giá vàng dự báo khó tăng mạnh. (Ảnh: Kitco)

Tỷ giá trung tâm ngày 25/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.760 đồng/USD, tăng 7 đồng so với hôm qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (25/7) được giao dịch quanh mốc 23.465 đồng/USD (mua vào) và 23.835 đồng/USD (bán ra).

Giá vàng quốc tế hôm nay

Lúc 9h19' hôm nay (ngày 25/7, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.961,1 USD/ounce, giảm 6,9 USD/ounce so với hôm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 2.002,2 USD/ounce.

Sáng 25/7, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá hơn 56,35 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế và phí), thấp hơn khoảng 10,82 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Biến động giá vàng quốc tế trong 24 giờ qua (Ảnh: Kitco)

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay sàn Kitco 24/7 (lúc 19h00, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 1.967 USD/ounce. 

Giá vàng thế giới gặp nhiều rủi ro khi phải đối mặt với hàng loạt những chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA, cho biết, thị trường vàng đang phản ứng do sự phục hồi của USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) phát đi tín hiệu sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.

Thêm vào đó, cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 26/7 gần như chắc chắn sẽ công bố mức tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm. Qua đó, sức mạnh của đồng USD tiếp tục gia tăng khiến vàng trở nên kém hấp dẫn.

Các chuyên gia kim loại quý cho rằng, hướng đi của vàng trong thời gian tới phần lớn phụ thuộc vào phát ngôn của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại cuộc họp báo.

Theo Moya, nếu Fed tiếp tục đưa ra lựa chọn thắt chặt hơn nữa và dữ liệu kinh tế sắp được công bố khả quan có thể sẽ khiến vàng giảm sâu.

Thời gian tới, các thị trường sẽ xem xét các tuyên bố chính sách tiền tệ của Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và BOJ. ECB cũng dự kiến ​​​​sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm vào ngày 27/7.

Hiện, thị trường đang lạc quan cho rằng Fed sắp hoàn thành chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy vậy, vàng có thể rủi ro bởi Chủ tịch Fed đang để ngỏ về khả năng có ít nhất 2 lần tăng lãi suất nữa trong năm nay.

Dự báo giá vàng

Ông Edward Moya dự báo, vàng sẽ giữ phạm vi 1.940 -1.980 USD/ounce trước quyết định của Fed vào ngày 26/7 (theo giờ Mỹ).

Mặc dù kim loại quý phải đối mặt với một số rủi ro cơ bản trong các chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương các nước, nhưng một số nhà phân tích vẫn lạc quan khi giá vàng vẫn ổn định trên mức quan trọng là 1.950 USD/ounce.

Michael Moor, người sáng lập Moor Analytics, cho biết, giá vàng có thể giữ vững trên mức 1.964,40 USD/ounce sau cuộc họp của Fed.