Giải đáp những vướng mắc về chế độ, chính sách cho người lao động
Ngày 13/5, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Giải đáp những vướng mắc về chế độ, chính sách cho người lao động”. Buổi giao lưu nằm trong chuối các hoạt động của Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2022.
Tại buổi giao lưu, nhiều nội dung liên quan trực tiếp tới chế độ, quyền lợi của người lao động như các chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, hợp đồng lao động... đã được các chuyên gia giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cung cấp thông tin: Theo quy định hiện hành, từ năm 2022, đối với bảo hiểm xã hội nữ phải đóng 30 năm và nam giới là 35 năm thì mới được hưởng lương hưu 75%. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở, khoảng 28,9 triệu đồng/tháng.
Chuyên gia khuyến cáo, với trường hợp người lao động đã nghỉ hưu, nhưng doanh nghiệp có nhu cầu ký hợp đồng tiếp, người lao động cũng có nhu cầu đi làm tiếp, thì người lao động vẫn nên hưởng chế độ hưu trí, đồng thời ký hợp đồng lao động tiếp, nhưng không cần đóng bảo hiểm xã hội nữa.
Liên quan đến trường hợp nhiều người lao động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và thành phố đang chờ xin chế độ hưởng bảo hiểm xã hội do mắc Covid-19, tuy nhiên giấy cấp với ngày mắc đang bị ghi sai, các chuyên gia cho biết: Từ năm 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có công văn gửi Bộ Y tế về thanh toán chế độ cho người lao động bị ốm đau do Covid-19. Đã có nhiều người nhận được thanh toán, nhưng một số trường hợp bị mắc Covid-19 từ giữa 12/2021 đến giữa tháng 1/2022 chưa được thanh toán, vì không có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Đây là vướng mắc đã được Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ và đang chờ hướng dẫn.
Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh đánh giá: Cuộc Giao lưu trực tuyến “Giải đáp những vướng mắc về chế độ chính sách cho người lao động” là hoạt động thiết thực và ý nghĩa trong bối cảnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động luôn một nhiệm vụ cấp bách của các cấp công đoàn. Thực tế hiện nay, với sự giám sát, đôn đốc của tổ chức Công đoàn, hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp hoặc là do cố tình, hoặc do chưa hiểu biết cặn kẽ, chưa nắm rõ, cập nhật kịp thời những sửa đổi, bổ sung trong quy định của pháp luật dẫn đến việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động chưa đầy đủ, quyền lợi người lao động còn bị vi phạm.
Trong khi đó, cũng còn nhiều người lao động do bận rộn không kịp cập nhật, thậm chí cũng có người còn quá tập trung cho công việc mà xem nhẹ việc trang bị kiến thức pháp luật, dẫn đến chưa hiểu rõ về chính sách pháp luật, từ đó phải chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi. Vì thế, việc phổ biến, giải đáp, trang bị chính sách pháp luật, các chế độ chính sách để cả người lao động và người sử dụng lao động đều nắm rõ là hết sức cần thiết.
Nguồn https://nhandan.vn/tranghanoi-tin-moi-nhan/giai-dap-nhung-vuong-mac-ve-che-do-chinh-sach-cho-nguoi-lao-dong-697043/
- Hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh
- Hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
- Bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Online Banking
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- "Điểm danh" 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội
- Đề xuất nhiều chính sách trợ cấp với cán bộ không đủ tuổi tái cử tự nguyện nghỉ hưu sớm
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- 0 aA Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu