Giải mã gen góp phần giúp dự báo bệnh ung thư, đột quỵ
Giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm hiện nay, trong đó có ung thư và đột quỵ.
Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thu Trang
Đó là thông tin được đưa ra tại tọa đàm y tế “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26-9 tại Hà Nội do Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà phối hợp cùng Revita (đơn vị điều trị bệnh bằng công nghệ giải mã gen tại Nhật Bản thuộc Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức.
Tại tọa đàm, các chuyên gia y tế cho rằng, thay vì phòng bệnh và các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ sớm, đa phần người dân Việt Nam chỉ quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe và đi khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Trong khi nếu chủ động phòng ngừa, khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc, phát hiện sớm bệnh sẽ giúp giảm gánh nặng bệnh tật, tăng hiệu quả điều trị.
Hiện tại, Nhật Bản đã áp dụng phương pháp giải mã gen để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ.
Theo đó, công nghệ giải mã gen này do Giáo sư - Tiến sĩ Shigeo Horie, Chủ tịch Hiệp hội chống lão hóa Nhật Bản cùng nhóm nghiên cứu giải mã được 3,2 tỷ tế bào gen giúp con người hiểu rõ những ẩn số về tình trạng, thể chất, dinh dưỡng và những yếu tố di truyền.
Kết quả giải mã gen chỉ rõ với tình trạng hiện tại, khoảng thời gian nào sẽ mắc các bệnh đã được nhìn thấy trước từ gen, cũng như tiến triển của bệnh lý trong tương lai. Từ đó đưa ra tư vấn chuyên sâu, giúp người bệnh chủ động xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bản thân thông qua tập luyện ăn uống, bổ sung “tố chất” theo đúng cơ địa để phòng ngừa ung thư, giảm thiểu nguy cơ tai biến và các bệnh lý mãn tính…
Tại tọa đàm, Giáo sư - Tiến sĩ Shigeo Horie chia sẻ, các bệnh như: Ung thư, tim mạch và đột quỵ có tác động lớn đến cuộc sống, trong đó yếu tố nguy cơ chính của những bệnh này là tuổi tác. Hầu hết bệnh nhân thường phát bệnh sau 50 tuổi và nguy cơ mắc bệnh gia tăng nhanh chóng theo sự lão hóa. Tùy vào mã gen mà con người mắc phải những bệnh khác nhau.
“Riêng bệnh đột quỵ đứng đầu trong 10 nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam. Đột quỵ liên quan đến 32 gen. Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ, nếu không chú ý đến việc thay đổi lối sống sẽ đối diện với khả năng bị bệnh gấp 3 lần người bình thường. Do đó, kết quả giải mã gen sẽ xác định chính xác tuổi thọ sinh học, từ đó có thể dự đoán bệnh trong tương lai, giảm rủi ro khi mắc bệnh”, Giáo sư - Tiến sĩ Shigeo Horie nhấn mạnh.
Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Thu Trang
Phát biểu tại tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, chiến lược phát triển khoa học công nghệ của ngành Y tế Việt Nam từ nay đến năm 2030 là những vấn đề liên quan phát triển về y học cá thể, trong đó có công nghệ về gene.
Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang khẳng định, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học - công nghệ y tế, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các đơn vị đầu mối hợp tác tại Việt Nam phối hợp, hợp tác triển khai nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ ở Việt Nam.
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa
- Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm sau khi vô tình đọc báo
- Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng đái tháo đường
- 4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
- Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
- 4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư
- Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô
- Căn bệnh khiến nhiều người không bao giờ tỉnh lại vào ngày hôm sau
- Bác sĩ trẻ phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối từ 2 dấu hiệu mờ nhạt