Giảm giá xăng vừa giúp dân vừa kìm lạm phátGiảm giá xăng vừa giúp dân vừa kìm lạm phát
Thông tin Bộ Tài chính trình Chính phủ đề xuất “giảm kịch khung” thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, xem xét bỏ quỹ bình ổn mang lại làn gió tươi mát cho người dân và nền kinh tế vốn chật vật sau đại dịch, lạm phát tăng cao. Áp lực điều chỉnh thuế
Sau lần giảm một nửa mức thuế bảo vệ môi trường đầu tháng 4, mức thuế này với xăng còn 2.000 đồng/lít và còn 1.000 đồng/lít với dầu diesel, dầu nhờn, mazut. Nỗ lực tiếp theo lần này diễn ra trong bối cảnh giá xăng dầu đã đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại trong lần điều chỉnh gần đây.
Vấn đề giảm thuế, phí xăng dầu đã được các đại biểu chất vấn thẳng thắn tại diễn đàn Quốc hội đang diễn ra. Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nói ông ủng hộ giảm thuế phí.
“Tôi cho rằng, mặt hàng xăng dầu là mặt hàng do Nhà nước bình ổn, vì vậy đến một lúc nào đó thì Nhà nước phải can thiệp vào để giảm giá. Việc giảm giá xăng dầu sẽ có lợi ích là giảm được giá thành sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy sức cạnh tranh và giải quyết được lao động, từ đó sẽ có tích lũy cho nền kinh tế. Chúng ta lại thu được thuế thông qua giá trị gia tăng của nền kinh tế, VAT và thu nhập doanh nghiệp ở mặt hàng khác, cho nên chúng tôi cho rằng đây cũng là một giải pháp, tuy nhiên là giảm đến mức nào thì phải đánh giá tác động”.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc
Trước đó, tại hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng nói về sự cần thiết phải giảm giá xăng dầu: "Trong lúc này, để kiểm soát giá xăng dầu, một mặt phải dùng các công cụ, bao gồm cả thuế phí, tăng cường kiểm soát thị trường để giảm giá. Còn trường hợp giá tiếp tục tăng thì dùng chính sách an sinh, hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế. Có như vậy mới hài hoà cả trong lẫn ngoài”.
Quan điểm của hai tư lệnh xăng dầu như vậy là khá đồng nhất và tương thích với báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ trình ra Quốc hội. Báo cáo viết, giá dầu tăng cao sẽ tác động tiêu cực đến nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2022 và 2023. Do vậy, yêu cầu cần điều hành linh hoạt, kịp thời giá xăng dầu trong nước đồng thời bảo đảm nguồn cung trong thời gian tới.
Báo cáo Chính phủ đưa ra chủ trương “cần sử dụng công cụ thuế, phí để bình ổn giá xăng dầu trong nước” trong thời gian tới, nếu diễn biến giá xăng dầu quá cao, quá phức tạp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp, tác động làm vô hiệu hoá một số công cụ, chính sách phục vụ cho vấn đề phục hồi tổng thể nền kinh tế.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam tháng 6, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Chính phủ nên có các biện pháp hỗ trợ tạm thời, trong đó có hỗ trợ trực tiếp có mục tiêu nên, để giúp các hộ nghèo chống chọi với giá nhiên liệu tăng. Định chế này cho rằng, chính sách trợ giá tạm thời, có mục tiêu cho các đối tượng sử dụng xăng dầu chính cũng là biện pháp nên được cân nhắc để giảm khó khăn và hạn chế áp lực lạm phát.
Dưới hàng loạt các khuyến nghị và chỉ đạo của Chính phủ, việc điều chỉnh thuế với xăng dầu như Bộ Tài chính là hợp lý và kịp thời.
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở