Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 23/3: Tranh thủ gom hàng, mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng
Trái với diễn biến không mấy tích cực của nhà đầu tư trong nước khiến thị trường hụt hơi về cuối phiên, khối ngoại tranh thủ gom hàng và tiếp tục đẩy mạnh mua ròng với tổng giá trị lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 73,22 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 3.940,91 tỷ đồng, tăng 95,85% về lượng và 123,97% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó (ngày 22/3).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 57,11 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 2.920,91 tỷ đồng, tăng 82,51% về lượng và 139,83% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 16,11 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 1.020 tỷ đồng, tăng 164,34% về lượng và 88,3% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất cổ phiếu DGC với giá trị đạt 309,76 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,39 triệu đơn vị.
Các mã được mua ròng mạnh tiếp theo là MSN đạt 151,88 tỷ đồng, GEX đạt 112,88 tỷ đồng, FUEVFVND đạt 103,38 tỷ đồng, STB đạt 86,64 tỷ đồng, KBC đạt hơn 79 tỷ đồng…
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu VNM với giá trị đạt 89,15 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,17 triệu đơn vị.
Trong khi đó, DCM là cổ phiếu dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt hơn 1,57 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 70,87 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại đã mua vào 674.910 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 22,78 tỷ đồng, tăng 146,77% về lượng và 181,24% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, bán ra 519.800 đơn vị, giá trị tương ứng 19,34 tỷ đồng, giảm 11,5% về lượng nhưng tăng 6,44% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 155.110 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 3,44 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 313.900 đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 10,07 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HUT với khối lượng 311.800 đơn vị, giá trị tương ứng đạt 14,53 tỷ đồng. Tiếp theo là TVD được mua ròng 54.300 đơn vị, giá trị tương ứng 1,04 tỷ đồng.
Trái lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VCS với giá trị đạt 5,48 tỷ đồng, tương đương khối lượng 51.200 đơn vị. Còn NDN dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt 131.700 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 2,25 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 710.300 đơn vị, giá trị tương ứng 30,61 tỷ đồng, tăng 30,78% về lượng và 34,25% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 289.950 đơn vị, giá trị 20,6 tỷ đồng, tăng 67,22% về lượng và 121,74% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 420.350 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 10,01 tỷ đồng, tăng 13,7% về lượng nhưng giảm 25,9% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất QNS với giá trị đạt 4,09 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt 85.100 đơn vị.
Các mã được mua ròng mạnh khác như QTP đạt 3,9 tỷ đồng, VTP đạt 2,36 tỷ đồng, GHC đạt 2,28 tỷ đồng, LTG đạt 1,5 tỷ đồng, VEA và ACV cùng đạt 1,3 tỷ đồng…
Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu MCH với khối lượng đạt 56.100 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 6,3 tỷ đồng. Tiếp theo là ABI bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 23/3, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 16,69 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 1.033,45 tỷ đồng, tăng 171,38% về lượng và 89,58% về giá trị so với phiên hôm qua ngày 22/3 (mua ròng 545,13 tỷ đồng).
Theo TNCK
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/giao-dich-chung-khoan-khoi-ngoai-ngay-23-3-tranh-thu-gom-hang-mua-rong-hon-1-000-ty-dong-post293650.html
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
- Sửa Luật Chứng khoán hướng tới thu hút vốn, tăng quy mô nhà đầu tư tổ chức