Giao dịch chứng khoán sáng 7/3: Thép, dầu khí vẫn là điểm sáng, tài chính tạo gánh nặng
Nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ giá hàng hoá, nguyên vật liệu tăng tiếp tục duy trì sắc xanh trong phiên sáng nay, tuy nhiên nhóm tài chính, cùng VIC đang tạo gánh nặng, khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ.
Sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu thép, dầu khí, phân bón giúp tuần trước trước giúp VN-Index lấy lại được ngưỡng kháng cự tâm lý 1.500 điểm. Trên đồ thị kỹ thuật, VN-Index kết phiên cuối tuần trước với cây nến Doji, tăng điểm nhẹ và duy trì khối lượng cao cho thấy sự cân bằng tạm thời giữa 2 phe mua và bán.
Ngoài ra, dù nhóm dầu khí, thép khởi sắc theo giá nguyên vật liệu vì ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, nhưng chưa đủ sức dẫn dắt thị trường, trong khi nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản có sự trồi sụt khiến VN-Index sẽ gặp khó khăn khi chinh phục các ngưỡng kháng cự tiếp theo, trước mắt là đỉnh 4 tuần ở vùng 1.520 điểm và tiếp đó là vùng đỉnh lịch sử 1.530 điểm.
Trở lại phiên giao dịch sáng nay (7/3), sau phiên điều chỉnh nhẹ phiên cuối tuần trước do áp lực chốt lời ngắn hạn, nhóm cổ phiếu thép đã lấy lại sắc xanh trong phiên sáng nay, trong đó “anh cả” HPG đang nhận được sự quan tâm lớn của dòng tiền và đang là mã có thanh khoản tốt nhất sàn. Tuy nhiên, đà tăng của nhóm này không quá mạnh khi mã tăng mạnh nhất là SMC chỉ tăng hơn 3%.
Tuy nhiên, VN-Index mở cửa giảm hơn 10 điểm khi nhóm tài chính (ngân hàng, chứng khoán) chìm trong sắc đỏ, kèm với đó là nhóm bất động sản lớn cũng có giao dịch kém tích cực. Trong nhóm ngân hàng, chỉ còn EIB tăng với mức tăng tốt 4,8%, còn lại đều chìm trong sắc đỏ, trong đó có 5 mã giảm hơn 2%. Nhóm chứng khoán cũng chỉ có 2 sắc xanh tại VIX và TVS, còn lại cũng chìm trong sắc đỏ.
Nhóm cổ phiếu dầu khí và phân bón tiếp tục nóng lên trước những thông tin như giá dầu tăng dựng đứng gần 10%, tiến sát 130 USD/thùng hay Nga dự định ngừng xuất khẩu phân bón giữa lúc giá lương thực thế giới tăng vọt. Trong nhóm dầu khí, GAS tăng mạnh 5,6%, đóng góp lớn nhất cho VN-Index. PVD cũng tăng hơn 4,1% và PLX dù khiêm tốn hơn cũng tăng 2%.
Bên cạnh đó, ở nhóm phân bón, đồng loạt DCM, DPM, LAS, VAF đang đứng ở mức giá trần, BFC và DGC cũng tăng sát trần, các mã khác như NFC, PMB, PSW tăng hơn 8-9%...
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, những cái tên như HAG, HNG, HQC tiếp tục nhận được sự quan tâm của giới đầu tư và đã giao dịch khởi sắc xanh từ đầu phiên, đi ngược xu hướng chung của thị trường. Sau gần 1 giờ giao dịch, bộ 3 này đều tăng trên dưới 3% với thanh khoản chỉ thua HPG khi khớp trên dưới 6 triệu đơn vị.
Mặc dù thị trường vẫn bị cản trở bởi nhóm cổ phiếu bluechip, đặc biệt là dòng bank nhưng với lực cầu khá tốt đã giúp VN-Index hồi phục hơn 10 điểm, tiến về gần mốc tham chiếu và tạm dừng phiên sáng nay điều chỉnh nhẹ.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 193 mã tăng và 158 mã giảm, VN-Index giảm nhẹ 1,33 điểm (-0,09%), xuống 1.504 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 565 triệu đơn vị, giá trị gần 18.353 tỷ đồng, cùng giảm hơn 2% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 23,2 triệu đơn vị, giá trị 747,57 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu thép tiếp tục hỗ trợ tốt cho thị trường, với HPG chốt phiên tăng hơn 4% lên mức 51.800 đồng/CP và khớp lệnh 27,3 triệu đơn vị; HSG tăng 4,9% lên 42.800 đồng/CP, NKG tăng 5,23% lên 51.300 đồng/CP, SMC tăng 4,4% lên 43.500 đồng/CP, các mã khác như POM, TLH tăng hơn 3%.
Bên cạnh đó, nhóm phân bón đua nhau khoe sắc tím với giao dịch khá sôi động. Cụ thể, DPM khớp 4,74 triệu đơn vị và dư mua trần 1,26 triệu đơn vị, DCM khớp 5,34 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 1 triệu đơn vị, BFC và VAF cũng trong trạng thái dư mua trần.
Ở nhóm dầu khí, cổ phiếu GAS nới rộng biên độ và chốt phiên tăng 5,9% lên mức 125.000 đồng/CP, PLX tăng 3,4% lên 63.200 đồng/CP, đặc biệt là PVD tăng 7% lên mức giá trần 37.550 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh sôi động lên tới hơn 8,94 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 0,85 triệu đơn vị.
Trái lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là gánh nặng chính của thị trường, với TPB giảm 3,7% là mã giảm mạnh nhất nhóm VN30, các mã khác như ACB, HDB, BID, CTG, MBB, SHB, MSB, OCB, LPB giảm trên dưới 2%.
Ngoài ra, một số mã lớn khác cũng cản trở đà hồi phục của thị trường như cặp đôi lớn bất động sản là VHM và VIC cùng giảm hơn 1%. Nhiều mã bất động khác như NVL, DIG, KDH, KBC,DXG, HDG… đều chốt phiên trong sắc đỏ.
Trên sàn HNX, sau nửa đầu phiên rung lắc, thị trường đã giao dịch khởi sắc trở lại nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhóm cổ phiếu bluchip.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 139 mã tăng và 68 mã giảm, HNX-Index tăng 2,35 điểm (+0,52%), lên 452,94 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 83,48 triệu đơn vị, giá trị 2.324,75 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,45 triệu đơn vị, giá trị 48,4 tỷ đồng.
Cũng như sàn HOSE, các cổ phiếu họ P và phân bón trên HNX đều nổi sóng. ĐIển hình trong nhóm HNX30 có PVB, LAS, PVC tăng kịch trần, PVS có thời điểm kéo trần và chốt phiên tăng 8,3% lên mức 39.100 đồng/CP. Các mã khác trong ngành như PMB, PSW cũng kết phiên trong sắc tím, PCE tăng sát trần.
Ngoài ra, một số mã tăng tốt ở nhóm cổ phiếu bluechip như NBC tăng 9,2% lên sát trần 25.000 đồng/CP, SLS tăng 5,6%, TAR tăng 3%, TNG, IDC, NVB, CEO nhích nhẹ.
Trái lại nhóm cổ phiếu chứng khoán sau phiên khởi sắc cuối tuần trước đã đồng loạt quay đầu điều chỉnh như BVS giảm 3,8%, SHS giảm 1,1%, MBS giảm 1%, APS và VIG đều giảm nhẹ…
Về thanh khoản, top 5 cổ phiếu giao dịch sôi động nhất sàn HNX gồm pVS khớp 9,92 triệu đơn vị, KLF khớp 6,25 triệu đơn vị, LAS khớp 3,46 triệu đơn vị, CEO khớp 3,15 triệu đơn vị, TNG khớp hơn 3 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, thị trường cũng chốt phiên trong sắc xanh nhạt sau gần suốt cả phiên rung lắc.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,12 điểm (+0,1%), lên 113,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 37 triệu đơn vị, giá trị 1.538 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể chỉ đóng góp thêm 6 tỷ đồng.
Góp mặt trong nhóm cổ phiếu dầu khí và phân bón, bộ 3 đại diện ngành là BSR tăng 6,5% lên 29.700 đồng/CP với khối lượng giao dịch sôi động nhất thị trường, đạt 17,73 triệu đơn vị.
Đứng ở vị trí tiếp theo là DDV tăng 7,5% lên mức 31.600 đồng/CP và khớp hơn 6,2 triệu đơn vị, cùng OIL tăng 8% lên mức 21.600 đồng/CP và khớp 5,48 triệu đơn vị.
Một số mã đáng chú ý khác như C4G tăng 2,3% lên mức 22.400 đồng/CP và khớp gần 3 triệu đơn vị, VGT tăng nhẹ 0,4% lên 26.800 đồng/CP và khớp 2,71 triệu đơn vị, MSR tăng 6,6% lên 30.800 đồng/CP và khớp 1,56 triệu đơn vị…
Trái lại, ở nhóm ngân hàng, BVB giảm 1%, ABB giảm 0,6%, VAB giảm 0,7%, NAB giảm 1%...
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/giao-dich-chung-khoan-sang-7-3-nhom-co-phieu-dau-khi-va-phan-bon-noi-song-post292395.html
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
- Sửa Luật Chứng khoán hướng tới thu hút vốn, tăng quy mô nhà đầu tư tổ chức
- Gần 160 nghìn tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 10, nâng tổng số vượt mốc 9 triệu
- Thông tư 68/2024/TT-BTC thể hiện cam kết thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán