Giới đầu tư xả mạnh cổ phiếu khi niềm tin cắt giảm lãi suất bị lung lay
Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Năm (23/5), khi cổ phiếu Nvidia tăng vọt đã bị lu mờ bởi dữ liệu kinh tế cho thấy lạm phát vẫn là một mối lo ngại có thể trì hoãn bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào của Fed.
Cổ phiếu Nvidia đã tăng 9,32% để lần đầu tiên đóng cửa trên mốc 1.000 USD/cổ phiếu và giúp thúc đẩy hai chỉ số Nasdaq và S&P 500 lên kỷ lục từ đầu phiên, sau khi công ty chip AI này dự báo doanh thu quý vượt ước tính và thông báo chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 10:1.
Nhưng các chỉ số chính trên Phố Wall đã nhanh chóng quay đầu giảm, sau khi dữ liệu thấy chỉ số PMI tổng hợp, theo dõi các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đã tăng lên 54,4 điểm trong tháng này, mức cao nhất kể từ tháng 4/2022.
Trong khi số, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 18/5 là 215.000 đơn, thấp hơn một chút so với dự báo 220.000 đơn từ các chuyên gia kinh tế, báo hiệu thị trường việc làm vẫn vững mạnh. Những dữ liệu này làm giảm kỳ vọng vào việc Fed sớm cắt giảm lãi suất.
"Bất cứ điều gì có vẻ như là tin tốt đang được chào đón như một tin xấu, điều này cho thấy chúng ta vẫn đang trong giai đoạn phục hồi, nơi thị trường nói chung rất vui vì lãi suất đã ngừng tăng, nhưng điều tồi tệ nhất là lãi suất giữ ở mức cao vào thời điểm này”, Brian Nick, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Viện Macro ở New York, cho biết.
Kết thúc phiên 23/5: Chỉ số Dow Jones giảm 605,78 điểm (-1,53%), xuống 39.065,26 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 39,17 điểm (-0,74%), xuống 5.267,84 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 65,51 điểm (-0,39%), xuống 16.736,03 điểm.
Chứng khoán châu Âu ít thay đổi, khi các dấu hiệu cải thiện hoạt động kinh tế khiến các nhà đầu tư thu hẹp kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,07% lên 521,56 điểm.
Chỉ số công nghệ tăng 1,1%, với các cổ phiếu bán dẫn bao gồm ASML, Infineon và ASM tăng từ 1% đến 2,6%, sau khi công bố doanh thu quý vừa qua cao hơn ước tính, công bố chia tách cổ phiếu và tăng cổ tức lên 150% sau chia tách.
Phát biểu về hoạt động công nghệ châu Âu, Mark Preskett, nhà tư vấn đầu tư cấp cao và quản lý danh mục đầu tư tại Morningstar cho biết, "đây là những công ty đóng vai trò quan trọng nhất trong chu trình sản xuất thiết bị bán dẫn và có vẻ như cách tiếp cận đầu tư hiện nay vào nhóm này đang mang lại kết quả lạc quan”.
Tuy nhiên, thị trường đã chịu áp lực giảm khi lợi suất trái phiếu châu Âu tăng trong phiên hôm nay, sau khi một cuộc khảo sát sơ bộ cho thấy hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong một năm vào tháng Năm.
Sự gia tăng của các cổ phiếu công nghệ xung quanh triển vọng về trí tuệ nhân tạo và kỳ vọng về việc giảm lãi suất trong năm nay của Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thúc đẩy chỉ số STOXX phục hồi mạnh kể từ cuối năm 2023 và hiện chỉ thấp hơn đôi chút so với mức cao nhất mọi thời đại.
Kết thúc phiên 23/5: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 31,10 điểm (-0,37%), xuống 8.339,23 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 11,12 điểm (+0,06%), lên 18.691,32 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris tăng 10,22 điểm (+0,13%), lên 8.102,33 điểm.
Giá dầu thô thêm một phiên giảm, do triển vọng lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn làm dấy lên lo ngại xung quanh tăng trưởng nhu cầu tại thị trường dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên 23/5, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,70 USD (-0,90%), xuống 76,87 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,54 USD (-0,70%), xuống 81,36 USD/thùng.
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
- Sửa Luật Chứng khoán hướng tới thu hút vốn, tăng quy mô nhà đầu tư tổ chức