Giới hạn đối tượng được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế, gây ra sự bất công
Trong dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế, phí lần này, vẫn còn một số điểm chưa hợp lý khi loại bỏ một số đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế. Điều này có thể gây ra sự bất công trong cộng đồng doanh nghiệp.
Mới đây, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất, thuê mặt nước trong năm 2022 (dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế, phí).
Nhận định về đề xuất này, Luật sư Nguyễn Văn Bình, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng: Trong gần 2 năm vừa qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội, sức khỏe, đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, việc Chính phủ chủ động cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất, giảm tiền điện, giá điện… là điều cần biết, để hỗ trợ người doanh nghiệp và người lao động trở lại trạng thái bình thường mới.
Trong dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế, phí lần này, vẫn còn một số điểm chưa hợp lý khi loại bỏ một số đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế. Điều này có thể gây ra sự bất công trong cộng đồng doanh nghiệp.
“Hai năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp miễn giảm thuế cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nay Chính phủ tiếp tục ban hành thêm một loạt chính sách về thuế nhằm hỗ trợ nền kinh tế nói chung, điều này thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc vực dậy nền kinh tế”, Luật sư Bình nói.
Tuy nhiên, trong dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế, phí lần này, vẫn còn một số điểm chưa hợp lý khi loại bỏ một số đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế. Điều này có thể gây ra sự bất công trong cộng đồng doanh nghiệp.
Trong đó, về đối tượng áp dụng, chỉ có 2 đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm thuế, phí mới theo dự thảo của Bộ Tài chính, là doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.
Luật sư Bình nhấn mạnh: Đối tượng chịu tác động mạnh nhất trong thời gian vừa qua không phải các đối tượng thuộc hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Thực tế, các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ lại là đối tượng chịu tác động nhiều hơn.
“Hoạt động dịch vụ hỗ trợ là một hoạt động không thể thiếu của hoạt động sản xuất và kinh doanh . Nó cũng bị chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của đại dịch vừa qua vì thế nó rất cần và đáng được sự hỗ trợ bình đẳng như các lĩnh vực khác”, ông Bình nói.
Theo ông Bình, hoạt động dịch vụ hỗ trợ diện rộng chưa được dự thảo đề cập tới . Trong dự thảo chỉ đề cập hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp các loại thuế, đặc biệt là hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.
Về quy mô doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ông Bình kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung sự hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế cho loại hình doanh nghiệp vừa. Bởi lẽ các doanh nghiệp vừa ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng cơ cấu doanh nghiệp trong nước .
Trong khi đó, bà Trần Thị Thanh Thư, đại diện cho Công ty Luật TNHH BLawyers Vietnam nhận thấy một số điểm chưa hợp lý trong dự thảo lần này.
Đơn cử, về đối tượng được nhận hỗ trợ là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, không phân biệt ngành nghề, bà Thư cho rằng, để được công nhận là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ phải đáp ứng về cả số lượng lao động và doanh thu hoặc nguồn vốn.
Trên thực tế, có những doanh nghiệp chỉ có số lao động nhỉnh hơn một vài người theo quy định nhưng lại đang chịu ảnh hưởng nặng nề, kinh doanh đình trệ, giảm sút vì đại dịch COVID-19 và doanh thu ở mức báo động, thì lại không được áp dụng nghị định để xin gia hạn thuế.
Vì vậy, bà Thư đề nghị điều chỉnh lại đối tượng theo hướng chỉ tập trung vào những chỉ tiêu thể hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Ngoài ra, bà Thư còn đề cập tới quy định cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Theo vị chuyên gia này, không phải bất cứ người nộp thuế nào cũng am hiểu tường tận pháp luật, nhất là đối với cá nhân. Họ cần được biết quyền lợi của họ trong việc gia hạn nộp thuế này.
Vì vậy, bà Thư cho rằng nên xem xét sửa đổi quy định này vì sự cần thiết của nó theo hướng “Cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc thông qua cổng thông tin điện tử cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước của người nộp thuế”.
Nguồn Congluan.vn
https://congluan.vn/gioi-han-doi-tuong-duoc-huong-chinh-sach-gia-han-nop-thue-gay-ra-su-bat-cong-post187548.html
- Đích nhắm đầu tư: Việt Nam là điểm đến số 1
- Doanh nghiệp Thủ đô giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng xứ Nghệ
- Hơn 90% DN Đức dự kiến mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- Cánh điện gió bất động, chục nghìn tỷ phơi nắng mưa chờ cơ chế
- Bán giấy thu tiền: Soi kỹ dòng tiền chục nghìn tỷ đi đâu, làm gì, mua bán ra sao
- Mỹ miễn thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu của Việt Nam
- Không để cá nhân, doanh nghiệp né nghĩa vụ kinh doanh
- Bất động suốt 2 năm, doanh nghiệp gần như vô danh Vạn Trường Phát bất ngờ vay tới 10.000 tỷ đồng trái phiếu
- Thương mại Tự do Năng lượng đặt dấu chấm hết do xung đột Nga – Ukraine