Góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)
Sáng 16-10, tại Hà Nội, Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức Tọa đàm Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW.
Tọa đàm được tổ chức trong bối cảnh dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được đưa ra trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 21-10-2024.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho biết: Việc thể chế hóa đầy đủ các nội dung của Nghị quyết số 55-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW và các chủ trương, chính sách của Đảng vào Luật Điện lực sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động điện lực tại Việt Nam; tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; thúc đẩy đầu tư ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
TS Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. |
Với tư cách là cơ quan chủ trì, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và tiến hành lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cùng với đó, Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các luật có liên quan cũng được thành lập với thành phần là các cục, vụ có liên quan thuộc Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để rà soát các vướng mắc về pháp lý và hoàn thiện Dự án Luật.
Tại tọa đàm, đại diện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất, trong điều 39 dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cần bổ sung về phát triển điện gió ngoài khơi với nội dung: Giao doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và công ty con (do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) thực hiện đầu tư dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, bao gồm dự án điện gió ngoài khơi bán điện cho thị trường trong nước và dự án điện gió ngoài khơi xuất khẩu điện đảm bảo 3 yếu tố: Cơ chế tính giá điện phản ánh đầy đủ các chi phí đầu tư và sản xuất, bảo đảm huy động sản lượng theo khả năng phát của nhà máy, cho phép hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài có năng lực và kinh nghiệm về lĩnh vực điện gió ngoài khơi.
Toàn cảnh tọa đàm. |
Ông Nguyễn Tuấn, đại diện Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cho rằng, cần khuyến khích xuất khẩu điện gió ngoài khơi để tận dụng tối đa nguồn tài nguyên gió ngoài khơi, tham gia chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi toàn cầu. Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng với dự án điện gió ngoài khơi, tạo cơ chế một cửa trong quản lý nhà nước về điện gió ngoài khơi.
Liên quan đến các nhà máy điện khí, các chuyên gia kiến nghị, cần xây dựng các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên, khí thiên nhiên hóa lỏng theo chuỗi gắn với kho cảng khí hóa lỏng trung tâm để tận dụng cơ sở hạ tầng hữu hiệu và đảm bảo hiệu quả của nhà nước; quy định cụ thể về cước phí nhập khẩu, tồn trữ, tái hóa và phân phối khí thiên nhiên hóa lỏng.
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 25/11/2024: Thêm ngân hàng tăng lần 2 trong tháng
- Chuyển sang xe điện để giảm ô nhiễm không khí, Việt Nam sẽ tiết kiệm 6,5 tỷ USD
- Từ hôm nay 23/11, lãi suất huy động cao nhất tăng lên 6,4%/năm
- Từ hôm nay 23/11, lãi suất huy động cao nhất tăng lên 6,4%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 22/11/2024: Kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/11/2024: Loạt nhà băng trả lãi suất huy động từ 6%
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/11/2024: Tăng mạnh kỳ hạn dưới 6 tháng
- Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm