Hà Nội nhận diện 18 biểu hiện vi phạm dân chủ trong công tác quy hoạch; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
18 biểu hiện nhận diện này nằm trong phụ lục kèm theo Chỉ thị số 36-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngày 28-11, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã ký ban hành Chỉ thị số 36-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Còn xảy ra vi phạm gây bức xúc
Ban Thường vụ Thành ủy nhận định, trong những năm qua, công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội được nhiều địa phương, đơn vị thực hiện tốt; qua đó, góp phần phát huy quyền làm chủ và sự đồng thuận trong nhân dân. Nhiều dự án trọng điểm đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Đường Võ Nguyên Giáp, Đại lộ Thăng Long, Nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông..., tạo nên diện mạo đô thị ngày càng hiện đại, văn minh.
Nhờ làm tốt công tác dân vận, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt kết quả tích cực. Ảnh: Tạ Hải
Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn một số địa phương, đơn vị để xảy ra vi phạm gây bức xúc trong nhân dân; tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp chưa được giải quyết triệt để, làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện nhiều dự án trên địa bàn, gây lãng phí nguồn lực cho phát triển...
Nguyên nhân chủ yếu là do: Một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận trong lập và triển khai quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; quá trình thực hiện còn thiếu giải pháp phù hợp, chưa huy động đồng bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng tham gia.
Trong thời gian tới, khi Luật Thủ đô năm 2024 chính thức có hiệu lực; Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là động lực lớn thúc đẩy những dự án đã, đang và sẽ triển khai sớm được hoàn thiện, đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi căn bản diện mạo Thủ đô, tạo đà phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.
Do đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã quyết định ban hành Chỉ thị 36 nhằm đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Kịp thời nhận diện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm dân chủ
Trong Chỉ thị, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.
Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, tập huấn và triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản của Trung ương, Thành phố về công tác dân vận, thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với các chính sách, ý nghĩa, tầm quan trọng cùng quyền lợi, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia ý kiến lập và thẩm định quy hoạch, giám sát công tác triển khai quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, việc triển khai phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); các bộ luật liên quan; góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các địa phương, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Chỉ thị nêu rõ: “Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phát huy hiệu quả trong phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong cung cấp thông tin liên quan và thực hiện công tác dân vận đối với việc lập và triển khai quy hoạch; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”.
Ban Thường vụ Thành ủy cũng chỉ đạo tiếp tục phát động sâu rộng phong trào thi đua “Dân vận khéo”; nhân rộng, biểu dương, khen thưởng những mô hình, điển hình trong vận động nhân dân tham gia ý kiến xây dựng, thực hiện quy hoạch, đồng thuận bàn giao mặt bằng triển khai các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, các cấp, các ngành phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương công vụ. Các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý, điều hành; thực hiện hiệu quả cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tiếp tục quan tâm công tác tiếp công dân, đối thoại với nhân dân và giải quyết đơn thư, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy làm công tác quy hoạch; công tác giải phóng mặt bằng; tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong công tác quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...
Đáng chú ý, ban hành kèm theo Chỉ thị 36 còn có Phụ lục nhận diện và xử lý những hành vi vi phạm dân chủ trong công tác quy hoạch (11 biểu hiện); công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (7 biểu hiện). Ngoài các biểu hiện này, Ban Thường vụ Thành ủy cũng lưu ý đối chiếu với quy định pháp luật liên quan và tình hình thực tế tại từng địa phương đơn vị để nhận diện thêm những hành vi vi phạm dân chủ.
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu, các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị. Người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quan tâm công tác biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt; đồng thời, căn cứ những biểu hiện vi phạm dân chủ trong công tác quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xem xét, xử lý tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, sơ, tổng kết báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy (qua Ban Dân vận Thành ủy).
Chỉ thị 36 sẽ được phổ biến đến chi bộ
- Kỷ nguyên mới, cách làm mới
- Giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội
- Tự tin bước vào kỷ nguyên mới
- Nhận diện chính xác để đấu tranh hiệu quả
- Phản biện xã hội - phương thức hiệu quả phát huy quyền làm chủ của Nhân dân
- Quan tâm, đầu tư hơn nữa cho công tác giám sát, phản biện xã hội
- Phản biện xã hội đảm bảo đúng đắn, lợi ích của Nhân dân
- Tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật
- Quan tâm, đầu tư hơn nữa cho công tác giám sát, phản biện xã hội