Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.
\Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơ
Ngày 6/5, Phó giáo sư Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quy cao nhất, với khoảng 200.000 ca mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam (sau tim mạch và nhiều hơn bệnh ung thư).
Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng. Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận, khi nhiệt độ càng thấp, nguy cơ đột quỵ càng cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số người bệnh vào cấp cứu đột quỵ hằng ngày luôn nhiều bất kể thời tiết.
Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày tiếp nhận khoảng 50 trường hợp đột quỵ não, trong đó gần 10% là người trẻ và chỉ 25% số bệnh nhân đến viện sớm. Vì vậy, tỷ lệ bệnh nhân có di chứng sau điều trị ở mức cao. Đột quỵ não có tỷ lệ tái phát trong 5 năm đầu tiên là 25%.
Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ Tôn, tỷ lệ người đột quỵ trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên. Trong thời gian qua, Trung tâm Đột quỵ cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân là người nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc… vào cấp cứu. Họ là người lao động tại Việt Nam hoặc đi du lịch.
Để phòng đột quỵ trong cộng đồng, bác sĩ Tôn đưa ra 2 khuyến cáo tầm soát, phòng ngừa như sau:
- Mọi người nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh.
- Tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu cao, bệnh tiểu đường…
Khi có dấu hiệu đột quỵ như méo miệng, yếu liệt nửa người, nói khó, người bệnh cần đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu. Bác sĩ Tôn nhấn mạnh, bệnh nhân đột quỵ phải chạy đua với thời gian khi có triệu chứng nghi ngờ. Người nhà và bản thân người bệnh tuyệt đối không tự điều trị theo “phương pháp dân gian truyền miệng”, uống các thuốc quảng cáo chữa đột quỵ.
Hiện nay, cơ hội bệnh nhân được dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ có 4,5 giờ từ khi khởi phát, lấy huyết khối là 6 giờ, một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ. Người dân cần nhớ nguyên tắc càng đến sớm bao nhiêu thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao bấy nhiêu.
Ngày 6/5, Bệnh viện Bạch Mai khánh thành Trung tâm Đột quỵ được cải tạo mới. Phó giáo sư Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trước đây, số ca đột quỵ vào cấp cứu tại bệnh viện ngày càng tăng nên phải ghép 2-3 người/giường.
Từ tháng 9/2023, bệnh viện được tài trợ xây dựng mới và mở rộng 3 tầng. Nhờ đó, Trung tâm tiếp nhận và điều trị thêm khoảng 3.600 bệnh nhân/năm. Theo Phó giáo sư Cơ, trong thời gian tới, người bệnh đột quỵ tại đây không còn phải nằm ghép giường.
n cả ung thư.
- Người bệnh tiểu đường bất ngờ khi nhân viên y tế đưa suất ăn có bát cơm đầy
- Người mẹ gây xôn xao khi mang 9 bào thai cùng một lúc
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa
- Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm sau khi vô tình đọc báo
- Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng đái tháo đường
- 4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
- Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
- 4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư
- Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô