Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên phạm vi toàn quốc.
Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh.
Tại điểm cầu Hà Nội, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.
Tham dự tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh, có ông Phạm Tiết Cường, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; ông Kiên Banh, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; các thành viên Hội đồng Tư vấn về kinh tế thuộc UBMTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam thành phố Trà Vinh; các phòng, ban thuộc UBMTTQ Việt Nam tỉnh.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có 16 chương, 240 điều, quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng áp dụng luật là cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai; người sử dụng đất; các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Tại hội nghị, đại biểu tập trung đóng góp nhiều ý kiến về dự thảo luật, trọng tâm là:
(1) việc thể chế những điểm mới theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; các chủ trương của Đảng về đất đai; sự tương thích của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với Hiến pháp năm 2013 và các luật khác có liên quan.
(2) Việc thể chế hóa các quy định liên quan đến MTTQ Việt Nam trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW, nhấn mạnh vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng, thực hiện và giám sát, phản biện xã hội chính sách, pháp luật về đất đai.
(3) trách nhiệm của các cơ quan nhà nước các cấp và quyền chủ thể của Nhân dân, quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng đất.
Ông Phạm Tiết Cường và ông Kiên Banh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh.
(4) tập trung những nội dung trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm tăng tính công khai, minh bạch, bình đẳng giao đất, cho thuê đất (Chương V). Làm rõ tiêu chí giao đất, cho thuê đất, đặc biệt cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng; tiêu chí, hạn mức giao các loại đất, trong đó, quy định rõ hạn mức đất giao cho tôn giáo, loại giao không thu tiền, có thu tiền sử dụng đất.
(5) hoàn thiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư (Chương VII), thể chế hóa quan điểm được nêu trong Nghị quyết số 18-NQ/TW “có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
(6) đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định về tài chính đất đai, giá đất trong dự thảo. Cụ thể là quy định về bỏ khung giá đất theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, tác động của việc bỏ khung giá đất, lộ trình thực hiện và cần quy định cụ thể như thế nào trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
(7) các quy định nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích, khắc phục việc lợi dụng; lợi ích nhóm trong lĩnh vực đất đai; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: thời gian qua, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), bởi dự án luật này không chỉ là dự án luật lớn, quy mô rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, chính trị, môi trường, quốc phòng - an ninh, tác động đến mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân mà còn là một luật khó, thực tiễn tồn tại nhiều vướng mắc, phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của Nhân dân.
Ông Đỗ Văn Chiến phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.
Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện dự án luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XV. Hội nghị mang tính xã hội, khách quan, khoa học, xây dựng, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và hiệu quả của văn bản; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường sự đồng thuận trong xã hội.
Tại hội nghị, có 18 ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của các giáo sư, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, các hội đồng tư vấn, đại biểu các tỉnh thành trong cả nước với những nội dung rất công phu, bày bản, khoa học, bám sát nội dung Nghị quyết số 18, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), bám sát thực tiễn, tuân thủ Hiến pháp, cơ bản phân tích, giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng, bước đầu tạo niềm tin về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Sau hội nghị này, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạo bộ phận chuyên trách tập hợp, tổng hợp các ý kiến, kèm theo văn bản phản biện của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trọng tâm là những nội dung, những ý kiến còn khác nhau gửi cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phân tích, tiếp thu và phản hồi lại theo quy định.
Tin, ảnh: KIM LOAN
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí