Huawei tìm cách sản xuất chip trở lại

Thứ bảy, ngày 24 tháng 9 năm 2022 | 7:5

Theo Nikkei, Huawei nỗ lực sản xuất chip trở lại từ năm nay khi bắt tay với các công ty bán dẫn Trung Quốc nhằm xây dựng dây chuyền sản xuất không cần Mỹ.

Huawei, “cựu vương” smartphone thế giới, không được tiếp cận công nghệ và đối tác sản xuất chip nguồn gốc Mỹ vào năm 2019 khi Washington siết chặt lệnh cấm xuất khẩu. Từ đó tới nay, công ty dựa vào hàng tồn kho và chip làm sẵn để duy trì kinh doanh thiết bị viễn thông.

Theo ba nguồn tin của Nikkei, nhằm đẩy nhanh việc sản xuất chip, Huawei sẽ hợp tác với các nhà sản xuất chip nội – cũng bị Mỹ cấm vận – và thiết kế lại một số con chip quan trọng để sản xuất bằng công nghệ cũ hơn, kém hiện đại hơn, sẵn có tại Trung Quốc.

Nguồn tin tiết lộ, thay vì tự xây nhà máy chip, Huawei gửi nhân viên đến vài nhà sản xuất chip trong nước với mục tiêu xây dựng chuỗi sản xuất không bị Mỹ “can thiệp”.

{keywords}
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  •  
  •  
  •  
  •  
(Ảnh: Nikkei)

Dù Washington cấp giấy phép xuất khẩu, cho phép bán vài loại chip ít nhạy cảm, kém hiện đại cho Huawei, bản thân công ty thừa nhận tác động của các lệnh cấm vận khi cho biết cần “nhiều kiên nhẫn” để vá những điểm yếu trong chuỗi cung ứng chip.

Nguồn tin giải thích Huawei xem sản xuất chip cho thiết bị viễn thông và xe hơi là ưu tiên hàng đầu, ngay cả khi không thể sản xuất bán dẫn hiện đại như của Ericsson hay Samsung. Các đối tác của Huawei bao gồm Fujian Jinhua Integrated Circuit (JHICC), Ningbo Semiconductor International (NSI). Ngoài ra, còn một số nhà máy chip nhỏ hơn được chính phủ hậu thuẫn ở Thâm Quyến và các nơi khác.

Hiện tại, chưa có hồ sơ nào cho thấy Huawei mua cổ phần trong các công ty nói trên. Trước đây, hãng từng mua cổ phần trong hàng loạt doanh nghiệp liên quan đến chip.

 
ADVERTISING
 
 
 
 
iTVC from Admicro

Huawei tập trung vào chip trong thiết bị viễn thông một phần vì nó không nhiều yêu cầu kỹ thuật như chip trong thiết bị tiêu dùng. Chúng thường không cần phải nhỏ hay tiết kiệm năng lượng và số lượng cũng ít hơn. Huawei sản xuất khoảng 500.000 thiết bị viễn thông mỗi năm, so với 100 đến 200 triệu smartphone của các thương hiệu hàng đầu.

JHICC “vỡ mộng” sản xuất chip DRAM, linh kiện quan trọng trong nhiều loại thiết bị, sau khi Mỹ thêm công ty vào danh sách đen thương mại vì cáo buộc đánh cắp công nghệ của Micron Technology cuối năm 2018. Theo Nikkei, Huawei muốn chuyển đổi vài dây chuyền sản xuất chip của JHICC sang sản xuất vi xử lý và chip logic.

Trong khi đó, NSI – công ty có một số cổ đông là các quỹ của chính phủ - chuyên về linh kiện tần số vô tuyến và chip analog cao thế. Chúng rất quan trọng với những thiết bị mạng và ứng dụng xe hơi.

Huawei sở hữu HiSilicon, nhà phát triển chip hàng đầu Trung Quốc, nơi thiết kế một số chip hiện đại nhất thế giới trong smartphone, trạm gốc, camera giám sát và TV. Dù vậy, trước khi bị cấm vận, họ phụ thuộc sản xuất vào các xưởng đúc như TSMC, GlobalFoundries và SMIC. Lệnh kiểm soát xuất khẩu năm 2019 đồng nghĩa Huawei không thể làm việc với các hãng như TSMC, ảnh hưởng lớn đến lộ trình sản phẩm.

Theo hãng nghiên cứu IDC, mảng smartphone Huawei xếp hạng 10 thế giới xét năm 2021 sau khi đứng đầu chớp nhoáng trong năm 2020 do không thể tiếp cận chip di động đời mới và kết nối 5G. Mảng thiết bị viễn thông của Huawei tỏ ra bền bỉ hơn. Nửa đầu năm 2022, công ty năm 27,4% thị phần, giảm từ 33% năm 2020, theo Stephane Teral, nhà phân tích trưởng của LightCounting. Thị phần tại Trung Quốc là 53%.

Teral nhận xét, dường như Huawei có thể mua linh kiện tại Trung Quốc có hiệu suất tương đương những linh kiện nước ngoài họ không được tiếp cận.

Du Lam (Theo Nikkei)