Huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục
Những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm dành nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục, bảo đảm tỷ lệ chi hằng năm từ ngân sách đạt 20%. Bên cạnh đó, thành phố đã ban hành nghị quyết chuyên đề để xây dựng, sửa chữa, cải tạo các trường học với kinh phí 30.000 tỷ đồng cho 653 trường...
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Đến nay, các trường học công lập trên địa bàn thành phố còn thiếu do chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt, hoặc thiếu đất để xây dựng trường, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành; không còn quỹ đất mới, đất trống để bổ sung. Ngay việc đầu tư cơ sở, trang thiết bị hiện đại cho các trường công lập cũng còn nhiều khó khăn.
Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của giáo viên, môi trường sinh hoạt của học sinh. Về trường học ngoài công lập, việc tiếp cận quỹ đất sạch để xây dựng trường học tư thục đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực giáo dục còn gặp nhiều khó khăn... Trong khi nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực giáo dục lại lớn với cơ chế thông thoáng, hoàn toàn có thể mang đến môi trường sư phạm như mong muốn của nhiều gia đình. Những tồn tại kể trên đã được nhìn nhận ra từ nhiều năm nay nhưng giải quyết như thế nào lại là câu chuyện khác.
Nhằm giải quyết triệt để những tồn tại nêu trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 267/KH-UBND (ngày 12-9-2024) về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 4-6-2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025.
Một trong những mục tiêu trọng tâm sẽ được ngành Giáo dục tập trung thực hiện trong năm học 2024-2025 là sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tiếp tục kiên cố hóa trường, lớp học, xóa phòng học tạm; phát triển trường học ở các khu vực có dân số tăng nhanh; tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu khác của thành phố trong thời gian tới là đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục tư thục đạt tỷ lệ 21% số cơ sở và 14-16% số học sinh vào năm 2025.
Để đạt được mục tiêu trên, các sở, ngành, địa phương cần thực hiện quyết liệt 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp đã được đề ra trong kế hoạch gồm hoàn thiện thể chế; cải thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập; tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục; tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông.
Hà Nội cũng cần có cơ chế, chính sách đột phá thúc đẩy, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; hoàn thiện chính sách hỗ trợ người học ở các ngành cần ưu tiên phát triển thông qua học bổng, cho vay tín dụng… Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng cần luôn đồng hành với các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục...
Với quy định mới, thành phố Hà Nội có thể huy động tốt các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô ngày càng hiện đại, văn minh.
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá