Khách hàng muốn nhà mạng phản hồi về việc 'xử' thuê bao phát tán cuộc gọi rác
Nhiều khách hàng phản ánh rằng muốn nhận được thông báo của nhà mạng sau khi họ xác nhận cuộc gọi rác xem thuê bao đó bị xử lý thế nào giống như Facebook đang làm.
Sau khi VietNamNet đăng loạt bài về việc Bộ TT&TT và các nhà mạng ra tay xử lý vấn nạn cuộc gọi rác tấn công khách hàng, nhiều độc giả lên tiếng đồng tình về động thái này và phản ánh nhiều vấn đề mà họ đang gặp phải.
Độc giả Lê Bình chia sẻ: “Tôi đồng tình với cách làm của Bộ TT&TT, phải dẹp triệt để vấn nạn này. Tôi rất bức xúc khi một ngày có từ 15 đến 20 cuộc gọi rác làm mất bao nhiêu thời gian vô ích. Khi chúng tôi phản ánh vào đường dây 5656 thì lại không có thông tin phản hồi”.
Một độc giả có nick là Bức Xúc cho hay: “Sở cứ để làm gì khi mà người dân chặn đến cả trăm số, gửi tin nhắn báo cho 5656 cả trăm lần rồi nhưng hầu như ngày nào cũng nhận được cuộc gọi rác mà nhiều nhất vẫn là bất động sản và chứng khoán”. Theo độc giả Tiến Nguyễn: “Mỗi ngày tôi vẫn nhận khoảng 5 cuộc gọi làm phiền về giới thiệu chứng khoán, vay tiền, lừa đảo.... mà không nhận được thông báo nào từ nhà mạng”.
Một số độc giả lại đặt ra câu hỏi: “Lâu nay mọi người nói đến tình trạng SIM rác và cuộc gọi rác, nhưng tất cả chỉ là phần ngọn, cái gốc của vấn nạn này là SIM rác và cuộc gọi rác ở đâu ra?”.
Độc giả có nick là Rồng đưa ra bình luận: “Gửi tin nhắn phản hồi về cuộc gọi rác nhưng chỉ nhận được cảm ơn đã phản hồi mà không hề có tin nhắn thông báo kết quả chính xác về thuê bao đã spam. Liệu như vậy có đáng để phản hồi những lần sau?”.
Đồng tình về vấn đề này, độc giả Minh Thái cho rằng hiện nay, Facebook áp dụng trí tuệ nhân tạo rà soát những hành vi vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, nhưng họ vẫn sử dụng phản hồi của người dùng để xử lý. Sau khi nhận được phản hồi của người dùng, Facebook sẽ thông báo lại về tiến trình, kết quả xử lý fanpage và cá nhân vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook nhằm tạo kết nối và niềm tin cho người dùng. Vậy tại sao Bộ TT&TT và các nhà mạng Việt Nam không áp dụng cơ chế này để thông tin cho người dùng khi phản ánh về cuộc gọi rác?
Trả lời ý kiến trên của độc giả, đại diện VinaPhone cho rằng đây là một cách để tăng tỷ lệ phản hồi của người dùng, nhà mạng sẽ sớm nghiên cứu đưa ra cơ chế phản hồi cho khách hàng.
Mới đây, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng nhắn tin cho khách hàng của mình, đề nghị chung tay góp sức ngăn chặn cuộc gọi rác. Theo đó, người dân nhận được tin nhắn khảo sát của doanh nghiệp được gửi tới ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ cuộc gọi rác sẽ nhắn tin phương án trả lời là “Có” hoặc “Không” trên tin khảo sát. Các nhà mạng sẽ dùng thuật toán lọc ra các thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác và gửi tin nhắn khảo sát tới khách hàng.
Tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã quy định rõ “Chỉ được gọi quảng cáo khi đã được cấp Tên định danh (Brandname)[1], và không được phép sử dụng số điện thoại để gọi quảng cáo”.
Bên cạnh đó, Nghị định 15/2020/NĐ tăng hình thức và các mức xử phạt có tính răn đe đối với hành vi phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Cụ thể: Phạt từ 10 - 20 triệu đồng với hành vi “Gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo khi chưa được cấp tên định danh hoặc sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo”.
Thái Khang
Nhà mạng nhắn tin giục khách hàng phản hồi để chặn cuộc gọi rác
Các nhà mạng đã thực hiện nhắn tin cho hàng chục triệu khách hàng của mình, đề nghị chung tay góp sức ....
Sau khi VietNamNet đăng loạt bài về việc Bộ TT&TT và các nhà mạng ra tay xử lý vấn nạn cuộc gọi rác tấn công khách hàng, nhiều độc giả lên tiếng đồng tình về động thái này và phản ánh nhiều vấn đề mà họ đang gặp phải.
Độc giả Lê Bình chia sẻ: “Tôi đồng tình với cách làm của Bộ TT&TT, phải dẹp triệt để vấn nạn này. Tôi rất bức xúc khi một ngày có từ 15 đến 20 cuộc gọi rác làm mất bao nhiêu thời gian vô ích. Khi chúng tôi phản ánh vào đường dây 5656 thì lại không có thông tin phản hồi”.
Một độc giả có nick là Bức Xúc cho hay: “Sở cứ để làm gì khi mà người dân chặn đến cả trăm số, gửi tin nhắn báo cho 5656 cả trăm lần rồi nhưng hầu như ngày nào cũng nhận được cuộc gọi rác mà nhiều nhất vẫn là bất động sản và chứng khoán”. Theo độc giả Tiến Nguyễn: “Mỗi ngày tôi vẫn nhận khoảng 5 cuộc gọi làm phiền về giới thiệu chứng khoán, vay tiền, lừa đảo.... mà không nhận được thông báo nào từ nhà mạng”.
Một số độc giả lại đặt ra câu hỏi: “Lâu nay mọi người nói đến tình trạng SIM rác và cuộc gọi rác, nhưng tất cả chỉ là phần ngọn, cái gốc của vấn nạn này là SIM rác và cuộc gọi rác ở đâu ra?”.
Độc giả có nick là Rồng đưa ra bình luận: “Gửi tin nhắn phản hồi về cuộc gọi rác nhưng chỉ nhận được cảm ơn đã phản hồi mà không hề có tin nhắn thông báo kết quả chính xác về thuê bao đã spam. Liệu như vậy có đáng để phản hồi những lần sau?”.
Đồng tình về vấn đề này, độc giả Minh Thái cho rằng hiện nay, Facebook áp dụng trí tuệ nhân tạo rà soát những hành vi vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, nhưng họ vẫn sử dụng phản hồi của người dùng để xử lý. Sau khi nhận được phản hồi của người dùng, Facebook sẽ thông báo lại về tiến trình, kết quả xử lý fanpage và cá nhân vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook nhằm tạo kết nối và niềm tin cho người dùng. Vậy tại sao Bộ TT&TT và các nhà mạng Việt Nam không áp dụng cơ chế này để thông tin cho người dùng khi phản ánh về cuộc gọi rác?
Trả lời ý kiến trên của độc giả, đại diện VinaPhone cho rằng đây là một cách để tăng tỷ lệ phản hồi của người dùng, nhà mạng sẽ sớm nghiên cứu đưa ra cơ chế phản hồi cho khách hàng.
Mới đây, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng nhắn tin cho khách hàng của mình, đề nghị chung tay góp sức ngăn chặn cuộc gọi rác. Theo đó, người dân nhận được tin nhắn khảo sát của doanh nghiệp được gửi tới ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ cuộc gọi rác sẽ nhắn tin phương án trả lời là “Có” hoặc “Không” trên tin khảo sát. Các nhà mạng sẽ dùng thuật toán lọc ra các thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác và gửi tin nhắn khảo sát tới khách hàng.
Tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã quy định rõ “Chỉ được gọi quảng cáo khi đã được cấp Tên định danh (Brandname)[1], và không được phép sử dụng số điện thoại để gọi quảng cáo”.
Bên cạnh đó, Nghị định 15/2020/NĐ tăng hình thức và các mức xử phạt có tính răn đe đối với hành vi phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Cụ thể: Phạt từ 10 - 20 triệu đồng với hành vi “Gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo khi chưa được cấp tên định danh hoặc sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo”.
Thái Khang
Nhà mạng nhắn tin giục khách hàng phản hồi để chặn cuộc gọi rác
Các nhà mạng đã thực hiện nhắn tin cho hàng chục triệu khách hàng của mình, đề nghị chung tay góp sức ....
- Mạng xã hội Threads có thêm 35 triệu người dùng nhờ Elon Musk và Donald Trump
- Nhiều startup công nghệ thắng lớn tại Techfest Việt Nam 2024
- Indonesia: Apple đã rót hơn 15 tỷ USD vào sản xuất tại Việt Nam
- Chuyển đổi số để phát triển quận Bắc Từ Liêm xứng tầm
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- OpenAI chi bao nhiêu để mua nội dung đào tạo ChatGPT?
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- Doanh nghiệp Việt loay hoay tăng thu giảm chi bằng chuyển đổi số
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số