Không để nhà ai "vắng Tết"
"Không để ai không có Tết, đặc biệt là người nghèo, gia đình có công, người có hoàn cảnh neo đơn...", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao quà tết đến người có công, lão thành cách mạng
Phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" được Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động từ năm 1999, đến nay đã trở thành một hoạt động nhân đạo nhiều ý nghĩa vào dịp Tết đến, Xuân về. Sau hơn 20 năm ra đời, phong trào đã thực sự khơi dậy và lan tỏa tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc ta, khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội đối với đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Cùng với chương trình "Tết vì người nghèo" do Chính phủ phát động đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và cá nhân tại các địa phương.
Ngày 8/12/2021, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 11, trong đó nhấn mạnh: "Phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.
Đặc biệt, chăm lo, thăm hỏi các gia đình có người thân, trẻ em có cha mẹ mất do dịch Covid-19..., bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón Tết...".
Năm 2021 là một năm nhiều biến động với sự hoành hành của đại dịch Covid-19 khiến cuộc sống của nhiều người dân trở nên khó khăn hơn. Càng trong khó khăn, tinh thần "tương thân, tương ái", giúp đỡ những người nghèo khó càng được phát huy mạnh mẽ.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chi 2.400 tỷ đồng hỗ trợ tiền Tết tới công nhân lao động và huy động gần 18 tỷ đồng thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng quà đối tượng có công trị giá 435 tỷ đồng. Tổng cục dự trữ nhà nước xuất cấp hơn 13,6 nghìn tấn gạo tới các hộ nghèo các tỉnh...
Các địa phương cũng trích kinh phí, vận động mọi nguồn lực để lo Tết cho người nghèo, trong đó TPHCM trích 900 tỷ đồng, Hà Nội gần 400 tỷ đồng, Nghệ An vận động 121 tỷ đồng... Các chương trình hỗ trợ Tết cho người lao động xa quê, gia đình có người thân mất vì Covid-19 cũng được các địa phương, các doanh nghiệp hết sức quan tâm.
Cùng với ngân sách của nhà nước và đóng góp của các doanh nghiệp, các tấm lòng hảo tâm, nhiều sáng kiến trong chăm lo Tết cả về vật chất và tinh thần tới các gia đình chính sách đã được ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng tổ chức chính trị, xã hội phát động và triển khai có hiệu quả. Chương trình "Tất niên cùng mẹ" của Tỉnh đoàn Quảng Trị hay "Cặp bánh tri ân" do Tỉnh đoàn Nghệ An... tổ chức thực sự là nguồn động viên tinh thần, chia sẻ mất mát và tri ân những người Mẹ đã hiến dâng cho Tổ quốc những đứa con yêu quý để chúng ta có nền độc lập, hòa bình hôm nay.
Những ngày giáp Tết, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành Trung ương và địa phương đã đến từng nhà, tặng quà Tết tới người nghèo, gia đình có công với cách mạng. Những túi quà hay phong bao lì xì không chỉ giúp người nghèo vơi bớt một phần khó khăn, để đón Tết đủ đầy hơn mà minh chứng rõ ràng nhất về chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đó cũng là nguồn động viên để những người nghèo khó, yếu thế trong xã hội có động lực vươn lên.
"Chung tay cùng siết chặt tay/ Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai" - lời chúc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới người lao động TP Thủ Đức cũng là lời động viên nhân dân cả nước đồng lòng, chung tay đoàn kết, chia sẻ yêu thương và tương trợ lẫn nhau để chúng ta cùng vượt qua khó khăn, hướng tới những niềm vui trong năm tới.
Xuân này, sẽ không có nhà ai phải "vắng Tết"!
Nguồn Dân Trí
https://dantri.com.vn/blog/khong-de-nha-ai-vang-tet-20220125081349899.htm
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá