Không để tình trạng “té nước theo mưa” khi tăng lương cơ sở từ 1-7

Thứ năm, ngày 27 tháng 6 năm 2024 | 8:53

Chiều 26-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ bảy, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu thảo luận ở hội trường về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1-7-2024.

luong-2.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận chiều 26-6. Ảnh: quochoi.vn

Đơn vị sự nghiệp công gặp nhiều khó khăn

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) bày tỏ sự đồng tình cao với các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Theo đại biểu, việc Chính phủ đề xuất tăng mức lương cơ sở 30% vào thời điểm từ 1-7-2024 là hợp lý, khả thi, ứng được một phần sự mong mỏi của cử tri.

Tuy nhiên, do chưa áp dụng cải cách tiền lương nên vẫn tiếp tục áp dụng thang, bảng lương, chế độ phụ cấp như hiện hành. Điều này dẫn đến việc một số bộ phận công chức, viên chức khu vực công trong đó có ngành giáo dục vẫn còn tâm tư và băn khoăn.

duong-minh-anh.jpg

Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) phát biểu. Ảnh: quochoi.vn

“Tôi kiến nghị Quốc hội, Chính phủ khi nghiên cứu chính sách cải cách tiền lương tới đây cần thể chế hoá các chủ trương của Đảng bằng luật hoặc các văn bản dưới luật về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp nghề đối với các nhà giáo” - đại biểu Dương Minh Ánh kiến nghị.

Về nguồn kinh phí khi triển khai thực hiện điều chỉnh tăng lương, đại biểu cho biết có nhiều đơn vị sự nghiệp công lập về lĩnh vực giáo dục và y tế đang thực hiện tự chủ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không đảm bảo được nguồn để tăng lương cho cán bộ, viên chức tới đây.

Vì thế, đại biểu kiến nghị Chính phủ sớm chỉ đạo, hướng dẫn để các đơn vị tự chủ, đặc biệt là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nếu không đảm bảo được nguồn để chi tăng lương cho cán bộ, viên chức thì sẽ được bố trí nguồn bù đắp từ đâu?

pham-van-hoa.jpg

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: quochoi.vn.

Thảo luận về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) kiến nghị Chính phủ cần có những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt để kiềm chế lạm phát khi điều chỉnh lương cơ sở; không để xảy ra tình trạng “té nước theo mưa” mỗi khi tăng lương cơ sở, tăng giá hàng hóa ngoài thị trường.

Cần tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) quan tâm đến cách thức trả lương khi đến nay Chính phủ đã 4 lần cải cách tiền lương, trong đó lần gần đây nhất là năm 2003. Đại biểu dẫn số liệu GDP năm 2003 của nước ta là 45 tỷ USD và hiện đạt 450 tỷ USD, tức gấp 10 lần.

i biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) quan tâm đến cách thức trả lương khi đến nay Chính phủ đã 4 lần cải cách tiền lương, trong đó lần gần đây nhất là năm 2003. Đại biểu dẫn số liệu tăng trưởng GDP năm 2003 là 45 tỷ USD và hiện nay tăng lên mức 450 tỷ USD. Theo đại biểu, việc cải cách tiền lương là rất cần thiết, nhưng cải cách thế nào cho hiệu quả, phù hợp với thực tế rất quan trọng. Từ phân tích đó, đại biểu kiến nghị việc điều chỉnh lương cơ sở tăng khi GDP tăng ở một mức nào đó.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) phát biểu. Ảnh: quochoi.vn.

Theo đại biểu, việc cải cách tiền lương là rất cần thiết, nhưng cải cách thế nào cho hiệu quả, phù hợp với thực tế rất quan trọng. Từ phân tích đó, đại biểu kiến nghị việc điều chỉnh lương cơ sở tăng khi GDP tăng ở một mức nào đó.

“Nếu chỉ tăng lương để chống lạm phát, hoặc đảm bảo mức sống của công chức thì chưa khuyến khích được người lao động làm việc trong khu vực công. Chỉ khi sống được bằng lương thì người ta sẽ không dám và không muốn tham nhũng”- đại biểu kiến nghị.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) bày tỏ sự nhất trí với chủ trương của Chính phủ, song cho rằng việc tăng lương cơ sở cần được tiến hành song song với đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu quả hơn.

ha.jpg

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) phát biểu. Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu nêu thực tế lương chưa tăng nhưng giá cả thị trường đã tăng, vì thế Chính phủ cần có giải pháp để kiểm soát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), không để các đối tượng lợi dụng việc tăng lương để tăng giá. “Khi tăng lương thì thuế giảm trừ gia cảnh cũng phải nghiên cứu để tăng lên 30-50% vì hiện nay chi tiêu rất đắt đỏ”- đại biểu nêu ý kiến.

Dẫn các số liệu từng đợt tăng lương và tác động đến CPI ra sao, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, lạm phát trong lịch sử không chỉ do tăng lương cơ sở mà do cả tình hình kinh tế thế giới, giá dầu tăng. Vì thế, đại biểu kiến nghị Chính phủ quan tâm đến việc điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định tỷ giá; điều chỉnh giá cả hàng hóa hợp lý; không điều chỉnh tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh cùng một lúc.

tran-hoang-ngan-hcm.jpg

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: quochoi.vn.

Phát biểu giải trình, tiếp thu các ý kiến đại biểu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 25-6, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nội vụ có báo cáo tiếp thu, giải trình gửi các đại biểu.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, việc thực hiện cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1-7-2024 là một việc khó. Vì thế, Chính phủ phải xin ý kiến các cấp có thẩm quyền, sau đó mới hoàn thiện báo cáo phản ánh trung thực, đầy đủ nhất tình hình thực tế gửi đến các đại biểu.

khai(1).jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu giải trình. Ảnh: quochoi.vn

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng trả lời làm rõ các nội dung liên quan đến phương thức trả lương, các giải pháp để triển khai tăng lương cơ sở cũng như kiểm soát lạm phát. Trước khi triển khai nội dung này, Chính phủ đã có đánh giá về tác động với dự báo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 0,7%, trong khi đó GDP tăng trưởng 0,21%.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, việc lạm phát tăng là do tâm lý, còn cung - cầu hàng hóa trong nước vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vì thế, công tác tuyên truyền để người dân hiểu đúng chủ trương trên của Chính phủ là rất quan trọng. Về phía Chính phủ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội để có những giải pháp thực sự khả thi đối với chủ trương quan trọng này.