Kinh nghiệm nâng hạng chính quyền số của Huế và Thái Nguyên

Thứ hai, ngày 22 tháng 8 năm 2022 | 8:2

Chỉ sau một năm triển khai thành công Trung tâm điều hành thông minh (IOC), cả Thừa Thiên Huế và Thái Nguyên đều có tăng trưởng vượt bậc về xếp hạng ICT Index cũng như chính quyền số.

Trung tâm Giám sát và điều hành thông minh thành công là bệ phóng cho sự phát triển mạnh mẽ mô hình smart city của Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Giám sát và điều hành thông minh thành công là bệ phóng cho sự phát triển mạnh mẽ mô hình smart city của Thừa Thiên Huế.

Năm 2019, Trung tâm Giám sát và điều hành thông minh của Thừa Thiên Huế đã vượt qua nhiều dự án smart city do những tập đoàn công nghệ lớn triển khai, để đoạt giải “Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” tại Telecom Asia Awards. Kể từ cột mốc đó, ICT Index của Huế nhảy vọt lên vị trí thứ 2 toàn quốc (cách đó 2 năm là vị trí thứ 15 khi chưa triển khai dự án Trung tâm điều hành thông minh (Intelligent Operation Center - IOC). Năm 2021, Huế vươn lên vị trí số 2 về xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh và và cũng đứng thứ 2 về chính quyền số trên toàn quốc.

Tương tự như vậy, tỉnh Thái Nguyên cũng có bước nhảy vọt về ICT Index chỉ sau 1 năm triển khai thành công IOC. Năm 2020, Thái Nguyên đứng thứ 44/63 trên bảng xếp hạng Vietnam ICT Index, thì năm 2021 xếp thứ 12/63 tỉnh thành trên cả nước về chuyển đổi số, đặc biệt là chỉ số về chính quyền số xếp thứ 3 toàn quốc.

Điểm giống nhau là hai tỉnh này cùng chọn một đơn vị tư vấn, triển khai dự án IOC: Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions).

Triết lý thiết kế mô hình IOC theo nguyên tắc “may đo” mà Viettel Solutions triển khai cho cả 2 tỉnh cũng khiến cho dự án mang lại hiệu quả thực tế ngay lập tức. Mỗi tỉnh thành có những đặc điểm về nguồn lực cũng như nhu cầu bức thiết khác nhau, việc lựa chọn phương án may đo và triển khai quyết liệt, thần tốc là nhân tố then chốt giúp dự án thành công.

Bắt đầu từ sự thành công của dự án IOC, Thừa Thiên Huế có một bệ phóng vững chãi cũng như sự tự tin cần thiết để triển khai tiếp nhiều hạng mục khác của chính quyền số. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng giúp Huế vọt lên vị trí số 2 toàn quốc ở xếp hạng DTI cũng như chính quyền số trong năm 2022.

Riêng với Thái Nguyên, ngoài điểm chung về triết lý hướng tới người dân và doanh nghiệp, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Hải còn chia sẻ một giá trị quan trọng mà Thái Nguyên và Viettel nói chung cũng như Viettel Solutions nói riêng, có chung, đó là tính kỷ luật. Theo Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực thi chuyển đổi số. Tính kỷ luật cùng với sự tương đồng về triết lý đã tạo ra may mắn kép, giúp Thái Nguyên thực hiện thành công chuyển đổi số.

 

Khi nhìn lại cách mà Viettel Solutions đã triển khai, dẫn tới thành công về chuyển đổi số ở Thái Nguyên, một số chuyên gia đã liên tưởng tới mô hình “máy bay cất cánh”. Theo đó, để triển khai chuyển đổi số với một dự án lớn thành công nhanh, an toàn, hiệu quả sẽ giống như làm một chiếc máy bay cất cánh.

Theo đó, “chiếc máy bay” cần đến yếu tố quan trọng là tốc độ và kỷ luật. Khi máy bay cất cánh, muốn nhanh và an toàn thì cần một danh sách rất nhiều việc phải kiểm tra. Nếu hoàn tất toàn bộ danh sách thì khả năng máy bay cất cánh an toàn là chắc chắn gần như 100%.

Trong các dự án chuyển đổi số, nếu lãnh đạo tỉnh biết được một danh sách cần làm và kiểm tra khi thực hiện - đặc biệt là với những dự án trọng điểm, thì việc tăng tốc nhanh nhưng vẫn an toàn và hiệu quả là khả thi.

Để có một danh sách như vậy, việc lựa chọn được đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm thành công, với mô hình chuẩn về dự án đó là điều quan trọng dễ thấy. Vì thế, lựa chọn Viettel Solutions vớicác giá trị tương đồng về triết lý cũng như kỷ luật quân đội khi thực hiện có thể coi như phương án không thể tốt hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng tiếp theo là Thái Nguyên cũng như Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục phát triển các dự án mới về chính quyền số ra sao để những thành công được tiếp diễn sẽ cần thêm thời gian mới có câu trả lời.