Kinh nghiệm phát triển chatbot AI phổ biến nhất Trung Quốc
Chatbot AI của ByteDance đang là ứng dụng AI phổ biến nhất tại Trung Quốc với hơn 51 triệu người dùng hằng tháng. Tất cả là nhờ nguồn vốn phát triển dồi dào, đội ngũ sản phẩm tài năng và triết lý thiết kế độc đáo.
Doubao, chatbot tương tự ChatGPT, ra mắt từ tháng 8 năm ngoái, hiện đang đứng đầu bảng xếp hạng chatbot AI, với 51 triệu người dùng hàng tháng (MAU), vượt trội so với Wenxiaoyan (trước là Ernie Bot) của Baidu 12,5 triệu người dùng và Kimi của Moonshot AI 10 triệu người dùng.
So với ChatGPT đang có 180 triệu người dùng của OpenAI, Doubao là ứng dụng miễn phí, có khả năng viết email hoặc tóm tắt văn bản dài, bên cạnh hỗ trợ tạo âm thanh, hình ảnh, video hoặc phân tích dữ liệu, cũng như khả năng tìm kiếm trực tuyến.
Một chuyên gia tư vấn họ Cheng, làm việc tại Hàng Châu cho biết, Doubao đã trở thành một công cụ hiệu quả để "chỉnh sửa và cải thiện văn bản" hay "tổ chức nội dung ".
Zhu Jiahui, một nhân viên bán phần mềm tại Bắc Kinh cho biết, anh thường xuyên sử dụng Doubao vì thiết kế dễ sử dụng và có nhiều tính năng.
Các sản phẩm AI của ByteDance phổ biến tại Trung Quốc. Ảnh: RollCall
Ứng dụng này có thể truy cập từ trang web chính thức cũng như trên các cửa hàng ứng dụng Android và iOS, cung cấp một số khả năng linh hoạt nhất trong số các ứng dụng cùng loại trong nước và toàn cầu.
Là một ứng dụng hướng đến người tiêu dùng, sự gia tăng nhanh chóng về mức độ phổ biến của ứng dụng này là nhờ vào nguồn lực tài chính dồi dào, đội ngũ sản phẩm mạnh, khả năng đa dạng và triết lý thiết kế sản phẩm gần gũi với con người.
Các yếu tố trên đã giúp Doubao trở thành ứng dụng AI được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Tuy nhiên, ByteDance chưa công bố bất kỳ kế hoạch nào để kiếm tiền từ Doubao, mặc dù việc đào tạo các ứng dụng như vậy dựa trên các mô hình ngôn ngữ lớn rất tốn kém.
Theo thông tin trên website chính thức, kể từ tháng 8, chatbot này đã có thêm nhiều tính năng mới, bao gồm tạo nhạc, trò chuyện bằng âm thanh và phân tích dữ liệu nâng cao cho các tệp đã tải lên.
Tổng cộng, hơn 20 tính năng và cải tiến mới đã được thêm vào Doubao chỉ trong khoảng thời gian ba tháng.
Tại một sự kiện của công ty vào tháng 5, phó chủ tịch sản phẩm và chiến lược của ByteDance, Zhu Jun cho biết, chìa khóa để phát triển thành công Doubao là luôn gần gũi với người dùng, cá nhân hóa và nhân cách hóa.
Zhu cũng là đồng sáng lập của musical.ly, ứng dụng đã được ByteDance mua lại và chuyển thành TikTok.
Zhu cho biết, nhóm của ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm bớt rào cản sử dụng đối với các sản phẩm như vậy. Ông chia sẻ: "Chúng tôi muốn người dùng cảm thấy ấm áp khi sử dụng các sản phẩm AI".
Tốc độ thu thập dữ liệu gấp 25 lần OpenAI
Không chỉ nhanh chóng thu hút hàng chục triệu người dùng sử dụng chatbot AI, ByteDance cũng là thương hiệu AI hàng đầu tại đại lục với các sản phẩm khác.
Vào tháng 4, theo Kasada, một công ty chuyên về quản lý bot (phần mềm tự động), Bytespider - ứng dụng thu thập dữ liệu do ByteDance phát triển, đang là một trong những công cụ mạnh nhất trên Internet trong cùng ngành, vượt qua các đối thủ lớn như Google, Meta, Amazon và OpenAI.
Nghiên cứu cho thấy, tốc độ thu thập dữ liệu của Bytespider nhanh gấp 25 lần so với GPTbot của OpenAI, công cụ thu thập dữ liệu phục vụ cho nền tảng ChatGPT, và gấp 3.000 lần so với ClaudeBot từ Anthropic
Việc thu thập dữ liệu với tốc độ cao giúp ByteDance có thêm nhiều dữ liệu để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) và mô hình đa phương tiện (LMM), những thành phần cốt lõi trong việc phát triển các công cụ AI thế hệ mới.
Trong bối cảnh các công ty công nghệ lớn đang chạy đua trong lĩnh vực AI, ByteDance cố gắng rút ngắn khoảng cách bằng cách thu thập một lượng dữ liệu khổng lồ từ các trang web toàn cầu.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia lo ngại Bytespider có thể không tuân thủ quy định về robots.txt - một tập tin mà các nhà xuất bản web sử dụng để ngăn các công cụ thu thập dữ liệu.
Mặc dù điều này không vi phạm pháp luật, nhưng nó có thể dẫn đến các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
Nhiều tổ chức cho rằng, việc thu thập dữ liệu mà không được phép là hành vi vi phạm bản quyền, gây ra nhiều tranh cãi trong lĩnh vực này.
(Tổng hợp)
- Doanh nghiệp Việt học hỏi được gì từ hành trình hồi sinh của gã khổng lồ Kodak?
- Ai cũng có thể là nạn nhân của deepfake khiêu dâm trong kỷ nguyên AI
- LG Display đầu tư thêm 1 tỷ USD mở rộng sản xuất tại Việt Nam
- Người dân TPHCM đã có thể kết nối với chính quyền bằng App Công dân số
- 'Cái nắm tay' cần thiết dẫn bước doanh nghiệp Việt Nam ra biển lớn
- Yếu tố công nghệ then chốt giúp ông Trump đắc cử, Apple bị soán ngôi
- Xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng, livestream Facebook
- TSMC dừng cung cấp chip tiên tiến cho khách hàng Trung Quốc
- Yếu tố công nghệ then chốt giúp ông Trump đắc cử, Apple bị soán ngôi