Kỳ vọng VN-Index duy trì dao động trong khoảng 1.240 - 1.300 điểm, tạo động lực tăng trưởng 2025
Theo các chuyên gia, VN-Index hiện đang trong giai đoạn dao động, biểu hiện của xu hướng tích lũy. Trong giai đoạn này, hụt thanh khoản là yếu tố thường xuyên gây ra những rung lắc mạnh trên thị trường. Kỳ vọng thị trường sẽ duy trì xu hướng dao động trong khung 1.240 - 1.300 điểm (khung nhỏ) hoặc 1.180 - 1.300 điểm (khung lớn), tạo động lực tăng trưởng bền vững trong năm 2025.
Báo cáo chiến lược cho nhà đầu tư chứng khoán năm 2025, các chuyên gia từ Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cho biết, VN-Index hiện đang trong giai đoạn dao động trong khung 1.240 – 1.300 điểm từ tháng 6/2024. Mặc dù, thị trường đã nhiều lần thử vượt qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm vào các tháng 3, 6, 8 và 10/2024, nhưng thanh khoản tại những lần chạm ngưỡng này lại thấp dần, cho thấy tâm lý nhà đầu tư ngày càng cẩn trọng hơn sau mỗi lần thất bại trong việc chinh phục vùng kháng cự.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, VN-Index vẫn đang ở trong giai đoạn tích lũy, điều này thường đi kèm với sự thanh khoản yếu và xuất hiện các nhịp rung lắc mạnh. Các chuyên gia từ TPS kỳ vọng, thị trường có thể duy trì xu thế giao động trong khung 1.240 – 1.300 điểm (khung nhỏ) hoặc 1.180 – 1.300 điểm (khung lớn), qua đó có thể tìm kiếm thanh khoản và động lực để chuyển sang xu hướng tăng trong năm 2025.
Về kịch bản cho VN-Index trong năm 2025, các chuyên gia này chỉ ra rằng, trong kịch bản tích cực, việc vượt qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm là yếu tố quan trọng để thị trường có thể bước vào xu hướng tăng mới. Tuy nhiên, sau khi vượt qua mức này, VN-Index có thể cần kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ 1.300 điểm, tìm kiếm thanh khoản để duy trì đà tăng. Nếu thanh khoản không đi kèm với đà tăng, thị trường có thể đối mặt với nguy cơ giảm điểm do áp lực chốt lời. Nếu kịch bản này được kích hoạt, VN-Index có thể hướng tới vùng giá 1.360 – 1.450 điểm.
Đối với kịch bản cơ sở, thị trường có thể sẽ chỉnh trong ngắn hạn do áp lực bán tăng lên, đặc biệt là khi các nhà đầu tư có lợi nhuận sau khi chạm ngưỡng kháng cự 1.300 điểm và chốt lời. Trong trường hợp này, thanh khoản có thể giảm và duy trì ở mức trung bình của 20 phiên gần nhất. Thị trường cũng sẽ phân hóa rõ rệt, với các ngành dẫn dắt vẫn có cơ hội tăng trưởng, giúp chỉ số VN-Index phục hồi./.
Theo các chuyên gia từ TPS, với kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khi ông Donald Trump nhậm chức, DXY dự kiến sẽ tăng, phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này có thể tác động tiêu cực đến giá vàng thế giới, khi dòng tiền chuyển dịch từ vàng sang các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Vàng trong nước cũng có dấu hiệu hạ nhiệt, khi giá vàng thế giới không còn tăng nóng, có thể khiến các nhà đầu tư lướt sóng chốt lời, làm giá vàng ổn định hơn và không còn tăng mạnh như trước.
|
- Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- Chứng khoán 2025: Vững bước tới “kỷ nguyên vươn mình”
- Chứng khoán châu Á kết thúc phiên giao dịch cuối năm đa phần đi xuống
- Nhiều doanh nghiệp dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông trước Tết Nguyên đán
- Thị trường chứng khoán tuần qua: Điểm số tăng, khối ngoại quay trở lại mua ròng
- Kỳ vọng VN-Index duy trì dao động trong khoảng 1.240 - 1.300 điểm, tạo động lực tăng trưởng 2025
- Kỳ vọng VN-Index duy trì dao động trong khoảng 1.240 - 1.300 điểm, tạo động lực tăng trưởng 2025
- Nhóm cổ phiếu nào đang ngược sóng thị trường?
- Năm 2025 có thể tạo bước ngoặt tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam