Lưu ý nhiễm trùng huyết ở mẹ sau sinh
Nhiễm khuẩn huyết ở bà mẹ sau sinh là tai biến sản khoa xuất hiện bởi tình trạng viêm nhiễm khi sinh mổ hoặc sinh thường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sản phụ có nguy cơ tử vong rất cao.
1. Nhiễm trùng huyết là bệnh gì?
Nhiễm trùng huyết sau đẻ là biến chứng phức tạp của tình trạng nhiễm, xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự viêm nhiễm của 1 khu vực bất kỳ ở vùng kín. Bệnh xảy ra do vi khuẩn, virus hoặc nấm giải phóng các hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm. Những phản ứng này đã tạo ra hàng loạt các thay đổi trong cơ thể, gây tổn thương các cơ quan: gan, thận,... khiến cơ thể suy yếu nhanh. Đây cũng là hình thái nặng nhất của nhiễm trùng hậu sản.
Các biến chứng của bệnh có thể kể đến như suy thận cơ năng, viêm thận kẽ,...Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sản phụ bị nhiễm trùng có nguy cơ tử vong cao.
2. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng huyết
Có rất nhiều yếu tố gây bệnh nhiễm khuẩn sau sinh như tụ cầu khuẩn , liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli,... Các loại vi khuẩn này thường xuyên có mặt ở môi trường sống xung quanh ta, khi gặp được điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể các tổn thương ở âm đạo, âm hộ hoặc vùng rau bám ở đáy tử cung để gây ra bệnh.
Một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhiễm khuẩn sau sinh:
-
Vi khuẩn tấn công: sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ cần có thời gian hồi phục sức khỏe và đợi cho sản dịch thoát ra khỏi tử cung hoàn toàn. Lúc này, vùng kín của sản phụ khá ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển. Các loại vi khuẩn dễ xâm nhập là Ecoli, liên cầu khuẩn.... Thông qua âm đạo, chúng xâm nhập vòi tử cung vào bên trong phúc mạc, có thể gây nhiễm trùng máu.
-
Sức khỏe sản phụ suy yếu: nếu sức khỏe sản phụ quá yếu, hệ miễn dịch kém cũng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây ra nhiễm trùng máu.
-
Môi trường sinh sản không đảm bảo: sinh con trong điều kiện mội trường không đảm bảo tiệt trùng, tồn tại nhiều loại vi khuẩn, virus tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng máu ở sản phụ sau sinh.
-
Sinh mổ: sản phụ sinh mổ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu sau sinh hơn sản phụ sinh thường
-
Biến chứng sau sinh: sản phụ bị băng huyết sau sinh, thiếu máu, ối vỡ non, chuyển dạ kéo dài,... có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu.
Mức độ nhiễm khuẩn hậu sản nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào độc tính của loại vi khuẩn, theo sức khỏe của sản phụ và tính kháng sinh của chúng tùy theo bệnh được phát hiện và điều trị sớm hay muộn.
3. Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn sau sinh:
Khi bị nhiễm khuẩn sau sinh, tùy thuộc vào từng vị trí cư trú của vi khuẩn mà sản phụ sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Đó là:
-
Nếu nhiễm khuẩn hậu sản ở cổ tử cung, âm đạo thì sẽ có những biểu hiện ra rất nhiều dịch có mùi hôi, khi được tiến hành thăm khám sẽ gây đau đớn.
-
Nhiễm khuẩn ở vùng tầng sinh môn, âm hộ làm cho vùng này phù nề, sưng to. Vết khâu tầng sinh môn có mủ.
-
Nhiễm khuẩn ở tử cung tuy gặp ít nhưng nặng hơn, sản phụ ra nhiều dịch có mùi hôi thối và có khi ra máu. Khi thăm khám tử cung sẽ thấy đau.
-
Nhiễm khuẩn phần phụ: vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng thường kéo dài, dễ chuyển biến thành bệnh mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm.
Viêm phúc mạc toàn bộ và viêm phúc mạc tiểu khung là dấu hiệu cảnh báo khi vi khuẩn từ bộ máy sinh dục xâm nhập vào ổ bụng và tiểu khung. Trường hợp này rất nguy hiểm, cần phải mổ dẫn lưu mủ à nếu không cẩn thận thì rất dễ để lại di chứng sau mổ
-
Dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch tiểu khung làm cho chân bị phù to, đau và nóng. Nếu cục máu đông di chuyển lên tim gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, di chuyển lên não nhồi máu não thì có thể khiến sản phụ tử vong đột ngột. Hình thái này có thể gây tử vong đột ngột.
-
Vi khuẩn có thể từ cơ quan sinh dục đi thẳng vào máu gây nhiễm khuẩn máu sau sinh, dẫn đến tỉ lệ tỷ vong cao.
4. Cần làm gì khi bị nhiễm khuẩn sau sinh
Sau khi sinh, thông thường sản phụ cảm thấy dễ chịu khoan khoái, tử cung co hồi dần, sản dịch ra ít và nhạt màu dần và hết hẳn sau 2 tuần. Tuy nhiên, nếu sau sinh 4 ngày mà sản phụ có biểu hiện sốt cao, tử cung co hồi chậm và sản dịch ra ít, có biểu hiện bị ứ lại, có mùi hôi, khi ấn vào tử cung thấy đau. Tức là lúc này có thể sản phụ đã bị nhiễm khuẩn sau sinh và cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trường hợp sản phụ bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn và âm hộ thì có thể điều trị bằng cách rửa sạch âm hộ, tầng sinh môn bằng nước sát khuẩn, cắt chỉ sớm nếu có khâu tầng sinh môn và dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân. Nếu nhiễm khuẩn ở cổ tử cung và âm đạo thì hãy dùng gạc đã tiệt khuẩn để lau sạch âm đạo, cổ tử cung hàng ngày, đặt kháng sinh trong âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu sản phụ bị nhiễm khuẩn hậu sản ở tử cung phải nạo, kiểm tra xem có sót màng rau, sót rau không.
Để phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh hiệu quả thì mỗi sản phụ cần có ý thức giữ vệ sinh trong thời gian mang thai, đặc biệt là những ngày gần đẻ. Không nên tắm hoặc ngâm mình trong ao hồ có nước bẩn. Nếu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn ở vùng sinh dục thì cần đến cơ sở y tế khám và điều trị ngay.
Mọi thông tin về bệnh và dịch vụ Thai Sản trọn gói tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu xin vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
(Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa)
Link gốc: https://www.baosonhospital.com/luu-y-nhiem-trung-huyet-o-me-sau-sinh
- Người phụ nữ trẻ phát hiện mắc ung thư di căn từ dấu hiệu tưởng chừng đơn giản
- Nhiều loại ký sinh trùng tưởng tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện lại ở Việt Nam
- Người phụ nữ trẻ phát hiện mắc ung thư di căn từ dấu hiệu tưởng chừng đơn giản
- Người đàn ông mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
- Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
- Người đàn ông mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
- Người bệnh tiểu đường bất ngờ khi nhân viên y tế đưa suất ăn có bát cơm đầy
- Người mẹ gây xôn xao khi mang 9 bào thai cùng một lúc
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa