Lý do Bộ Thương mại Mỹ từ chối thư phản biện của một số công ty gỗ Việt

Thứ bảy, ngày 3 tháng 9 năm 2022 | 17:11

Bộ thương mại Hoa Kỳ thông báo không chấp nhận bản bình luận cung cấp thông tin phản biện của một số doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 17-8, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, vừa qua các doanh nghiệp (DN) hội viên tích cực tham gia vào quá trình phản biện trước khởi xướng điều tra của Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) về nội dung xem xét phạm vi sản phẩm và điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mặt hàng tủ gỗ, bàn trang điểm và các cấu kiện nhập khẩu từ Việt Nam.

 

Tuy nhiên, ngày 4-8, DOC ra thông báo không chấp nhận bản bình luận cung cấp thông tin phản biện của một số DN Việt Nam cho nội dung điều tra xem xét phạm vi sản phẩm.

Nguyên nhân do các DN nộp bản bình luận trễ hơn quy định, DOC sẽ cung cấp hướng dẫn cho DN để gỡ các thư phản biện đã nộp trên trang thông tin access.trade.gov.

Đối với những DN nộp trong thời hạn cho phép nhưng chưa đúng mẫu, thiếu bản chứng nhận của DN (acuracy certification) hoặc chưa đăng ký tham gia để tiếp nhận thông tin (entry of appreance), DOC cho phép từng DN được sửa lỗi và đăng ký bổ sung.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  •  
  •  
  •  
  •  
Lý do Bộ Thương mại Mỹ từ chối thư phản biện của một số công ty gỗ Việt ảnh 1

Bàn trang điểm. Ảnh minh họa Internet

 

Theo đại diện VIFOREST, nhằm ứng phó với vụ việc, hiệp hội đề nghị các DN nghiệp tuân thủ đúng và đầy đủ các yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan điều tra Hoa Kỳ, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại và VIFOREST trong suốt quá trình của vụ việc. Nhờ đó, có trên 150 DN có xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ sử dụng mẫu phản biện của Cục Phòng vệ thương mại gửi cho DOC.

Tuy việc khởi xướng điều tra không còn mới đối với ngành hàng nhưng với thị trường Hoa Kỳ thì đây là vụ việc khởi xướng thứ hai sau khởi xướng điều tra gỗ dán cứng (16-7-2020). Do đó, các DN cần tăng cường năng lực để ứng phó với vụ việc và nâng cao khả năng phòng vệ thương mại.

"Trên thực tế, nhiều DN chưa có kinh nghiệm và kỹ năng để phối hợp hiệu quả với cơ quan điều tra. Đơn cử như bước đầu tiên là mở tài khoản access trên trang web của DOC cũng ít DN biết đến. Qua vụ việc này, DN nhận thấy khả năng phòng vệ thương mại rất quan trọng và cần nâng cao hơn nữa" - đại diện VIFOREST nói.

Theo đại diện VIFOREST, trước đó ngày 22-4 liên danh các nhà sản xuất tủ bếp Hoa Kỳ nộp đơn lên DOC đề nghị xem xét phạm vi sản phẩm và điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tủ gỗ, bàn trang điểm nhà tắm và các cấu kiện nhập khẩu từ Việt Nam.

Nguyên nhân vì nghi ngờ có sự gian lận xuất xứ sản phẩm để xuất khẩu vào Hoa Kỳ nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa kỳ đã áp lên sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc.

Ngày 24-5 (giờ Hoa Kỳ) DOC đã khởi xướng điều tra, xem xét tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia vào Hoa Kỳ sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc có thuộc phạm vi áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc không.

Theo quy định, các bên có liên quan có 30 ngày kể từ ngày khởi xướng để nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ.

Dự kiến, DOC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng trong vòng 120 ngày kể từ ngày khởi xướng, có thể gia hạn thêm 180 ngày nếu có lý do hợp lý. Trong quá trình điều tra, DOC có thể yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin phục vụ cho việc xem xét.

Phòng vệ thương mại chống hàng nhập khẩu gây hại

Phòng vệ thương mại chống hàng nhập khẩu gây hại

Các hiệp hội, doanh nghiệp VN còn thiếu hiểu biết về quyền được sử dụng các biện pháp phòng vệ, thiếu sự gắn kết và cả nguồn lực vật chất.