Mắt nhìn mờ tưởng đâu cận thị, đâu ngờ đi khám bị cảnh báo mù loà do biến chứng 1 căn bệnh

Thứ sáu, ngày 18 tháng 3 năm 2022 | 14:45

Bắt đầu có biểu hiện không nhìn rõ các vật ở khoảng cách gần, mắt mờ và nhanh mỏi, vậy nhưng bệnh nhân nữ 45 tuổi vẫn chủ quan không đi khám. Đến khi mắt đỏ và xuất hiện những cơn đau mắt dồn dập chị mới đi khám thì tá hỏa biết có nguy cơ bị mù vĩnh viễn.

Nguy cơ biến chứng nghiêm trọng từ căn bệnh Đái tháo đường

Mặc dù chỉ mới 45 tuổi nhưng chị D.T.H ở Hà Nội đã phát hiện bị Tiểu đường (Đái tháo đường) từ năm 29 tuổi. Cả 2 lần mang thai chị đều mắc tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên sau khi sinh xong chị không đi khám lại và quên bẵng đi căn bệnh này. Cho tới thời gian gần đây, chị H thấy mắt mình hay mỏi và mờ đi nhanh chóng, chị nghĩ do mắt bị cận nên uống thêm vitamin bổ mắt và có nhỏ thêm nước nhỏ mắt đều đặn. Tuy nhiên 1 thời gian dài mà mắt không những không đỡ mà còn trở nặng, có dấu hiệu sưng đỏ và rất đau rát. Chị H quyết định đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Bảo sơn và được các bác sĩ chuẩn đoán mắt chị đang bị tổn thương, đục thuỷ tinh thể và có nguy cơ cao dẫn đến mù loà do biến chứng từ căn bệnh tiểu đường (Đái tháo đường).

Kiểm tra mắt khi mắc đái tháo đường

Lý giải về điều này, TS. BS. TTƯT Phạm Thị Hồng Hoa - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn cho biết: Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát nếu người bệnh đi kiểm tra mắt thường xuyên, giữ ổn định mức glucose máu và lipid bình thường hoặc gần bình thường.

Ngoài biến chứng mắt, Chị H cũng được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn chỉ định cho làm loạt xét nghiệm trong Gói quản lý đái tháo đường và tăng mỡ máu nhằm phát hiện và tầm soát kịp thời các biến chứng nguy hiểm khác của căn bệnh Đái tháo đường.

Những biến chứng bệnh tiểu đường 

Bệnh đái tháo đường, cụ thể là đái tháo đường type 2 phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ. Khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài là đã đến giai đoạn nặng và một số người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện biến chứng. 1 số biến chứng phổ biến có thể kể tới như:

1. Hư răng

Bệnh gây tổn thương đến nếu do đóng vôi, nhiễm trùng, miệng lưỡi hay khô và hôi miệng.

2. Hư mắt (diabetic retinopa-thy)

Khi lượng đường trong máu cao, mắt sẽ bị mờ. Nếu không có biện pháp khắc phục hạ đường huyết ngay hoặc để lâu dài, những mạch máu nhỏ trong mắt dễ bị nghẽn và bị bể trong lòng mắt dẫn đến mù lòa.

3. Hư thận (diabetic nephropa-thy)

Đường lưu thông trong máu cao lâu ngày gây tác động xấu, làm hư các mạch máu nhỏ dẫn đến hư thận. Khi thận hư, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, người bị phù, khó thở do chất độc không được đào thải ra khỏi cơ thể. Một khi thận hư hoàn toàn thì chỉ còn cách là dùng máy lọc thận để duy trì tính mạng.

4. Tai biến mạch máu

Khi mắc bệnh tiểu đường cùng với mỡ máu, huyết áp cao, bệnh nhân rất dễ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não làm liệt nửa người.

5. Ðau hệ thống thần kinh (diabetic neuropathy) gồm có 2 loại:

Peripheral neuropathy: đây là nguyên nhân gây nên lở loét chân, dẫn đến phải cắt cụt chi của bệnh nhân tiểu đường. Tiểu đường càng lâu thì càng dễ bị, bắp thịt bị teo, yếu dần, khó cử động

Autonomic neuropathy: Bệnh nhân sẽ bị xáo trộn nhịp tim, huyết áp chạy không đúng gây ra chứng chóng mặt (postural hypotension), tiêu chảy táo bón bất thường, buồn nôn mửa, đi tiểu khó khăn, khô âm đạo và nhất là bị chứng liệt dương

6. Bệnh ngoài da

Bệnh nhân dễ bị da khô do mất nước vì đi tiểu nhiều, ít mồ hôi vì đau giây thần kinh đặc biệt là mồ hôi nơi chân. Da bị ngứa ngáy làm bệnh nhân gãi, rách da và từ đó làm nhiễm trùng, gây mụn nhọt.

Những ai cần đi khám ngay?

Bệnh tiểu đường không có triệu chứng nào cụ thể và chính xác nhưng một số người cần được xét nghiệm tiểu đường sớm dù có hay không những dấu hiệu của căn bệnh này:

  • Những người có chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) ở mức cao hơn 23
  • Những người có yếu tố nguy cơ ví dụ như huyết áp cao, cholesterol cao bất thường, lười vận động hay có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiền sử bệnh tim
  • Những người trên 45 tuổi, đây là độ tuổi dễ mắc phải bệnh tiểu đường. Những người ở đồ tuổi này được khuyến khích nên đi xét nghiệm tiểu đường ít nhất 3 năm 1 lần.
  • Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ cũng cần được kiểm tra tiểu đường 3 năm 1 lần.
  • Ngoài ra những người mà gia đình có người bị tiểu đường hay bản thân có tiền sử lượng đường trong máu cao bất thường thì nên đi xét nghiệm.

Gói quản lý đái tháo đường và tăng mỡ máu tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn hiện có dịch vụ quản lý bệnh Tiểu đường (đái tháo đường) giúp tầm soát bệnh & tránh biến chứng nghiêm trọng.

Gói quản lý đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Bảo SơnGói quản lý đái tháo đường và tăng mỡ máu - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Gói quản lý đái tháo đường và tăng mỡ máu tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn bao gồm đầy đủ các danh mục kiểm tra theo chuyên khoa như nội tiết, thận, tiết niệu, hô hấp, tim mạch, mắt, răng hàm mặt theo từng giai đoạn giúp kiểm soát 100% các biến chứng nguy hiểm.

• Đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia giàu kinh nghiệm từng công tác tại các bệnh viện lớn đầu ngành với trình độ chuyên môn cao.

• Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả

• Phác đồ điều trị nhanh, hiệu quả và phù hợp với từng bệnh nhân nhất bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn

• Lịch thăm khám định kì nhằm kiểm soát các bệnh phối hợp như cao huyết áp, mỡ máu cao.

• Linh hoạt trong lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và thăm khám online.

• Chi phí cực kỳ hợp lý và tiết kiệm

Liên hệ ngay hotline: 1900 599 858 hoặc 091 585 0770 để đăng ký khám và điều trị bệnh Tiểu đường (Đái tháo đường) tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn.

Nguồn Baosonhospital.com

https://www.baosonhospital.com/mat-nhin-mo%C2%A0tuong-dau-can-thi-dau-ngo-di-kham-bi-canh-bao-mu-loa-do-bien-chung-1-can-benh