Một loại quả giải nhiệt của Việt Nam bán sang Mỹ tăng đột biến 1.156%
Sau khi nhận được “giấy thông hành”, một loại quả giải nhiệt của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến 1.156% về lượng và tăng 933,6% về giá trị.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ ước đạt gần 287 triệu USD, tăng mạnh 35,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong top các thị trường xuất khẩu rau quả chủ lực của Việt Nam, Mỹ đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc.
Nhiều sản phẩm trái cây, rau củ của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường này. Trong đó, dừa tươi, chanh leo,... tiếp tục được quảng bá mạnh ở Mỹ.
Hiện Mỹ là quốc gia tiêu thụ chính các sản phẩm từ dừa. Đặc biệt, thị trường này có xu hướng tăng mạnh nhu cầu với các sản phẩm chế biến từ dừa, như: nước dừa, dầu dừa và bột dừa... Do đó, Mỹ phải nhập khẩu một lượng lớn dừa mỗi năm để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong 8 tháng năm 2024, Mỹ đã chi 47,35 triệu USD để nhập khẩu khoảng 44.910 tấn dừa tươi đã bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ (trừ phần vỏ bên trong). So với cùng kỳ năm ngoái, lượng dừa Mỹ nhập khẩu tăng 11,5% và giá trị tăng 18,8%.
Dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh. Ảnh: Vựa dừa tươi
Theo đó, Mỹ nhập khẩu mặt hàng này từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nguồn cung dừa chủ yếu đến từ Mexico, Thái Lan, Việt Nam, Costa Rica...
Cụ thể, Mỹ đã nhập khẩu 10.970 nghìn tấn dừa từ Thái Lan, giá trị 14,48 triệu USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 12,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần dừa của Thái Lan trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 32% trong 8 tháng năm 2023 xuống 24,4% trong cùng kỳ năm 2024.
Ngược lại, Mỹ tăng mạnh nhập khẩu dừa từ Việt Nam. Trong 8 tháng năm 2024, quốc gia này đã chi 3,94 triệu USD để nhập khẩu 3.860 tấn dừa của nước ta. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng quả giải nhiệt của Việt Nam được Mỹ nhập khẩu tăng đột biến 1.156%, giá trị tăng 933,6%.
Nhờ đó, thị phần dừa Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ 0,76% trong 8 tháng năm 2023 lên 8,59% trong 8 tháng năm 2024.
Trước đó, đầu tháng 8 năm ngoái, quả dừa tươi (lột bỏ toàn bộ lớp vỏ xanh và ít nhất 75% lớp xơ dừa) của Việt Nam chính thức được cấp “giấy thông hành” vào thị trường Mỹ. Việc đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ phía thị trường này đã mở ra triển vọng cho ngành dừa Việt Nam.
Nước ta hiện nằm trong nhóm 10 quốc gia sản xuất dừa lớn nhất thế giới nên tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này còn rất lớn. Dừa tươi Việt Nam mới đây cũng “mở cửa” được thị trường Trung Quốc, các chuyến xe chở dừa xuất khẩu đang nối đuôi nhau sang quốc gia tỷ dân này.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ ước đạt gần 287 triệu USD, tăng mạnh 35,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong top các thị trường xuất khẩu rau quả chủ lực của Việt Nam, Mỹ đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc.
Nhiều sản phẩm trái cây, rau củ của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường này. Trong đó, dừa tươi, chanh leo,... tiếp tục được quảng bá mạnh ở Mỹ.
Hiện Mỹ là quốc gia tiêu thụ chính các sản phẩm từ dừa. Đặc biệt, thị trường này có xu hướng tăng mạnh nhu cầu với các sản phẩm chế biến từ dừa, như: nước dừa, dầu dừa và bột dừa... Do đó, Mỹ phải nhập khẩu một lượng lớn dừa mỗi năm để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong 8 tháng năm 2024, Mỹ đã chi 47,35 triệu USD để nhập khẩu khoảng 44.910 tấn dừa tươi đã bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ (trừ phần vỏ bên trong). So với cùng kỳ năm ngoái, lượng dừa Mỹ nhập khẩu tăng 11,5% và giá trị tăng 18,8%.
Dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh. Ảnh: Vựa dừa tươi
Theo đó, Mỹ nhập khẩu mặt hàng này từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nguồn cung dừa chủ yếu đến từ Mexico, Thái Lan, Việt Nam, Costa Rica...
Cụ thể, Mỹ đã nhập khẩu 10.970 nghìn tấn dừa từ Thái Lan, giá trị 14,48 triệu USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 12,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần dừa của Thái Lan trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 32% trong 8 tháng năm 2023 xuống 24,4% trong cùng kỳ năm 2024.
Ngược lại, Mỹ tăng mạnh nhập khẩu dừa từ Việt Nam. Trong 8 tháng năm 2024, quốc gia này đã chi 3,94 triệu USD để nhập khẩu 3.860 tấn dừa của nước ta. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng quả giải nhiệt của Việt Nam được Mỹ nhập khẩu tăng đột biến 1.156%, giá trị tăng 933,6%.
Nhờ đó, thị phần dừa Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ 0,76% trong 8 tháng năm 2023 lên 8,59% trong 8 tháng năm 2024.
Trước đó, đầu tháng 8 năm ngoái, quả dừa tươi (lột bỏ toàn bộ lớp vỏ xanh và ít nhất 75% lớp xơ dừa) của Việt Nam chính thức được cấp “giấy thông hành” vào thị trường Mỹ. Việc đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ phía thị trường này đã mở ra triển vọng cho ngành dừa Việt Nam.
Nước ta hiện nằm trong nhóm 10 quốc gia sản xuất dừa lớn nhất thế giới nên tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này còn rất lớn. Dừa tươi Việt Nam mới đây cũng “mở cửa” được thị trường Trung Quốc, các chuyến xe chở dừa xuất khẩu đang nối đuôi nhau sang quốc gia tỷ dân này.
- Từ hôm nay 23/11, lãi suất huy động cao nhất tăng lên 6,4%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 22/11/2024: Kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/11/2024: Loạt nhà băng trả lãi suất huy động từ 6%
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/11/2024: Tăng mạnh kỳ hạn dưới 6 tháng
- Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm
- Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
- Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam
- Từ 20/11, áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi