NÓNG: Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế
Có phải từ năm 2025, mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT sẽ có những thay đổi lớn khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế hay không? - Trung Tính (TPHCM)
Mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT năm 2025
Với việc sửa đổi các Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi.
Mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT năm 2025 (Hình từ internet)
1. Mức đóng BHXH theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi
Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi thì mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người lao động như sau:
(1) Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, h, i và k khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, hằng tháng đóng bằng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
(2) Người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;
- Người lao động đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều 32 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
(3) Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;
- Người lao động đóng qua cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có phu nhân hoặc phu quân theo phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng một lần.
(4) Người lao động quy định điểm l và điểm m khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, mức đóng hằng tháng bằng 3% căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, 22% căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Xem chi tiết tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
**Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động
(1) Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, h và k khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi như sau:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
(2) Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
(3) Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi như sau:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
(4) Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
Xem thêm mức đóng BHXH bắt buộc hiện nay tại đây.
2. Mức đóng BHYT theo dự thảo Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế
Theo Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, có đưa ra 03 phương án được đề xuất giả định để tăng mức đóng BHYT theo lộ trình như sau:
**Phương án 1: Giữ nguyên quy định về mức đóng tối đa theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành (6%), tuy nhiên đưa lộ trình tăng mức đóng vào Luật sửa đổi với lộ trình như sau:
- Từ 01/01/2025 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 5,1% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).
- Từ 01/01/2035 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 6% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).
**Phương án 2: Giữ nguyên quy định về mức đóng tối đa theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành (6%), tuy nhiên đưa lộ trình tăng mức đóng vào Luật sửa đổi với lộ trình như sau:
- Từ 01/01/2025 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 5,4% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).
- Từ 01/01/2035 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 6% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).
**Phương án 3: Giữ nguyên theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành, tức là giữ nguyên quy định về mức đóng tối đa (6%) và cũng không đưa lộ trình tăng mức đóng vào Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế. (Xem thêm tại đây)
3. Mức đóng BHTN theo Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi
Luật Việc làm 2013 quy định mức đóng BHTN của người lao động và người sử dụng lao động cố định là 1% mức tiền lương tháng.
Do đó, chưa đảm bảo tính linh hoạt trong điều chỉnh mức đóng BHTN, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, suy thoái khi Quỹ kết dư lớn.
Thực tế, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15, Nghị quyết 24/2022/UBTVQH15 nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng từ Quỹ BHTN .
Do đó, tại Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi có nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về mức đóng BHTN theo hướng:
+ Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng;
+ Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
+ Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Trong đó, tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Xem thêm nội dung tại Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi.
Trên đây là những thay đổi về mức đóng BHXH, BHTN, BHYT dự kiến từ năm 2025 khi sửa đổi các luật có liên quan.
- Đề xuất nhiều chính sách trợ cấp với cán bộ không đủ tuổi tái cử tự nguyện nghỉ hưu sớm
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- 0 aA Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- Hệ thống hóa pháp luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa đổi Luật Việc làm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp