Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội
Hoạt động giám sát, phản biện xã hội luôn được các cấp hội LHPN trong tỉnh quan tâm, đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” (Quyết định số 217). Từ đó góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với hội viên phụ nữ và người dân.
.
Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội
QTO - Hoạt động giám sát, phản biện xã hội luôn được các cấp hội LHPN trong tỉnh quan tâm, đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” (Quyết định số 217). Từ đó góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với hội viên phụ nữ và người dân.
Hội LHPN tỉnh giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới, các đề án hỗ trợ phụ nữ tại huyện Triệu Phong -Ảnh: T.L
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thanh Hà cho biết: “Bên cạnh việc góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với hội viên và người dân, các hoạt động giám sát, phản biện xã hội của hội phụ nữ các cấp đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện ở các đơn vị, địa phương và kiến nghị những giải pháp thực hiện đúng và hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ nói riêng và Nhân dân nói chung.
Cùng với đó, thông qua công tác giám sát, phản biện xã hội, các cấp hội phụ nữ đã nắm bắt được những vấn đề xã hội, nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của hội viên, những bức xúc và vấn đề mà đông đảo Nhân dân quan tâm, từ đó kiến nghị, đề xuất đối với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện.
Các nội dung giám sát đề ra cơ bản tập trung vào những vấn đề mà cán bộ, hội viên phụ nữ tại địa phương quan tâm, qua đó kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi chính sách, pháp luật tại địa phương, làm căn cứ để hội kiến nghị với cơ quan chuyên môn, chính quyền cùng cấp xem xét, giải quyết và đề xuất các giải pháp kịp thời tháo gỡ.
Hoạt động phản biện xã hội đã giúp cho cán bộ, hội viên tham gia tích cực, dân chủ trong các văn bản dự thảo của Đảng, chính quyền. Từ đó, làm cho các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hợp với lòng dân, nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đã kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn”.
Ngay sau khi Quyết định số 217 được ban hành, thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ (BTV) Hội LHPN tỉnh đã tổ chức quán triệt nội dung quyết định đến Ủy viên BCH Hội LHPN tỉnh và cán bộ chuyên trách hội LHPN cấp tỉnh, huyện; chỉ đạo các cấp hội quán triệt đến 100% cán bộ hội cơ sở. 100% huyện, thị, thành hội trực tiếp phổ biến, tuyên truyền quyết định đến tận hội viên phụ nữ bằng các hình thức phù hợp.
Cùng với đó, BTV Hội LHPN tỉnh cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn Hội LHPN các cấp thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội hằng năm, trong đó nhấn mạnh quy trình, phương pháp và lựa chọn nội dung giám sát, phản biện xã hội. Hướng dẫn các cấp hội chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn những vấn đề nổi cộm tại địa phương mà hội viên phụ nữ trên địa bàn quan tâm để định hướng cho hội cơ sở cùng tổ chức giám sát, phản biện.
Đồng thời, tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và tranh thủ sự tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động thực hiện Quyết định 217 đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.
Nhờ vậy, từ năm 2013-2023, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 72 cuộc giám sát tập trung vào việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới... Sau giám sát, BTV Hội LHPN tỉnh có thông báo kết luận gửi đến các địa phương về kết quả giám sát và những vấn đề cần lưu ý với địa phương, các kiến nghị, đề xuất nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách đã được giám sát. Đã có 108/169 kiến nghị của cấp tỉnh được tiếp thu thực hiện.
Cùng với đó, các hội cấp huyện và cơ sở cũng tiến hành được 942 cuộc giám sát tập trung vào việc thực hiện các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Đã có 306/424 kiến nghị cấp huyện và cơ sở được các ban, ngành liên quan tiếp thu thực hiện. Trên cơ sở kết quả hoạt động giám sát và những vấn đề phát hiện được trong quá trình theo dõi việc thực hiện chính sách tại cơ sở, các cấp hội đã kịp thời đề xuất giải quyết 1.320 trường hợp được hưởng đúng, đủ chính sách theo quy định.
Công tác phối hợp giám sát được các cấp hội quan tâm thực hiện tốt. Công tác phản biện xã hội được chú trọng thực hiện. Trong 10 năm, các cấp hội đã tham gia góp ý 822 dự thảo văn bản, trong đó cấp tỉnh góp ý 192 dự thảo văn bản, cấp huyện góp ý 213 dự thảo văn bản, cơ sở góp ý 417 dự thảo văn bản.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Quyết định số 217 tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên và Nhân dân. Hằng năm, chủ động tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hội. Đồng thời, định hướng nội dung giám sát cho cơ sở, chủ động phối hợp với MTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội cùng cấp, các phòng, ban, ngành liên quan thực hiện giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo kế hoạch.
Đồng thời, các cấp hội xác định để lựa chọn nội dung giám sát, phản biện phù hợp, xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội trình cấp ủy cùng cấp phê duyệt. Sau giám sát, phản biện xã hội, các cấp hội theo dõi kết quả khắc phục nhược điểm, giải quyết vướng mắc đã được chỉ ra của đơn vị, địa phương được giám sát, việc tiếp thu ý kiến phản ánh, kiến nghị đề xuất của chính quyền và các cơ quan chức năng trong thực thi chính sách. Đồng thời, chúng tôi cũng tiếp tục giao chỉ tiêu công tác giám sát, phản biện xã hội cho các cấp hội thực hiện hằng năm, chỉ đạo các cấp hội cụ thể hóa các chỉ tiêu phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đơn vị”, bà Trần Thị Thanh Hà chia sẻ về kế hoạch trong thời gian tới.
Lệ Như
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo