Nâng cao nhận thức về vai trò của giám sát, phản biện xã hội
Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị số 13 ngày 20/8/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về lãnh đạo thực hiện Đề án số 06 "Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân giám sát tổ chức đảng, đảng viên và hoạt động của chính quyền các cấp Thành phố giai đoạn 2021 - 2030
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Trần Kim Yến cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện dự Hội nghị.
Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 13 và Đề án số 06, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tập trung tổ chức các hội nghị chuyên đề để đánh giá tiến độ và kết quả, trao đổi những kinh nghiệm, cách làm hay giữa các đơn vị trong hệ thống Mặt trận.
Các đơn vị được chọn điểm đã có nhiểu nỗ lực tham mưu ban thường vụ cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo các ban Đảng, ủy ban kiểm tra, cấp ủy và UBND phường, xã, thị trấn tạo mọi điều kiện để Ủy ban MTTQ Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát và phối hợp tổ chức hội nghị nhân dân theo đúng quy trình; kịp thời phản ảnh những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn lúng túng trong việc xác định phương pháp giám sát, đối tượng, nội dung, hình thức giám sát. Tại một số địa phương, việc phối hợp tổ chức các hội nghị nhân dân cấp quận, cấp phường giữa UBND với Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp chưa chặt chẽ, việc giám sát kết luận giải quyết các ý kiến, kiến nghị của tổ dân phố, khu phố chưa được thực hiện thường xuyên theo quy định. Bên cạnh đó, với tiến trình hội nhập và phát triển nhanh của Thành phố, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ Mặt trận chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giám sát đã ảnh hưởng nhất định đến kết quả giám sát.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải đánh giá cao những kết quả tích cực của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Thành phố đã đạt được; đồng thời ông cũng lưu ý trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp về vai trò, tầm quan trọng của công tác giám sát, phản biện xã hội.
Bên cạnh đó, cần tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương và của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc phối hợp giám sát và chịu sự giám sát của nhân dân thông qua MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án có tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Đẩy mạnh công tác tham gia và giám sát việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; tập trung đẩy mạnh hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân ở cơ sở, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ giám sát đầu tư của cộng đồng.
Toàn cảnh Hội nghị
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Trần Kim Yến đề nghị các cơ quan, đơn vị tăng cường các giải pháp quán triệt, tuyên truyền trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân Thành phố về nội dung Chỉ thị 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Chỉ thị số 13 của Ban Thường vụ Thành ủy nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cùng các cơ quan có liên quan trong việc lãnh đạo, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp Thành phố giám sát tổ chức Đảng, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần chủ động đổi mới nội dung, phương thức giám sát theo hướng chủ động, từ sớm, từ cơ sở, phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện và năng lực của mỗi cấp, mỗi địa phương. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật kiến thức, tập huấn chuyên môn để nâng cao, chuyên sâu về giám sát, phản biện xã hội cho đội ngũ cán bộ Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, chú trọng nội dung về năng lực dự báo, nhìn nhận, phân tích, đào tạo, đánh giá vấn đề, kỹ năng lắng nghe, tổng hợp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Vũ Phong\
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở