Ngân hàng chủ động "tiếp sức" để doanh nghiệp tái thiết sau bão lũ
Cơn bão số 3 đã khiến nhiều chuỗi sản xuất, kinh doanh bị đứt gãy, doanh nghiệp gặp khó khăn. Trước tình hình trên, các ngân hàng thương mại đã chủ động hỗ trợ, trở thành “điểm tựa” để người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ngân hàng kịp thời hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp
Đã hơn 2 tuần kể từ khi Lào Cai xảy ra ngập lụt, sạt lở, lũ quét do ảnh hưởng của cơn bão số 3, thế nhưng những hậu quả để lại vẫn còn rất nặng nề, hàng loạt hạ tầng y tế, điện, công trình viễn thông… bị hỏng vẫn đang trong quá trình sửa chữa, khắc phục. Theo UBND tỉnh Lào Cai, bão số 3 đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản cho tỉnh. Ước tính thiệt hại ban đầu do thiên tai gây ra là trên 6.640 tỷ đồng.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do bão số 3 có phạm vi ảnh hưởng lớn, cường độ và diễn biến rất phức tạp, chưa từng có tiền lệ, nên mức độ gây hậu quả rất lớn. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính sơ bộ trên 81 nghìn tỷ đồng. |
Ông Bùi Xuân Tịnh - Giám đốc công ty TNHH Một thành viên Văn Tịnh (Lào Cai) chia sẻ cảm giác bàng hoàng khi nhận tin kho nhà xưởng chứa vật liệu xây dựng và toàn bộ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp mình bị sập, ước tính thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp đứng trước thiệt hại lớn như vậy. Không chỉ kho xưởng của Công ty Văn Tịnh, khu nhà ở của 53 hộ dân tại phường Nam Cường, thành phố Lào Cai cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Không chỉ kho xưởng của Công ty Văn Tịnh, khu nhà ở của 53 hộ dân tại phường Nam Cường, thành phố Lào Cai cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: Mai Tấn |
Trong lúc doanh nghiệp vẫn còn đang loay hoay tìm cách khắc phục hậu quả sau bão lũ, Ngân hàng SHB chi nhánh Lào Cai đã nhanh chóng liên hệ, động viên chia sẻ với doanh nghiệp. Đồng thời, ngân hàng cũng nhanh chóng đưa ra những biện pháp giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn trước mắt, lấy lại tinh thần để làm lại sau bão.
“SHB đã ngay lập tức động viên doanh nghiệp, đồng thời có những chính sách ưu đãi, giảm lãi phải trả và giảm phí bảo lãnh dự thầu. Đặc biệt, ngân hàng có chính sách gói vay cố định với lãi suất 4,5%/năm. Nếu không có khoản vay của SHB, công ty sẽ rất khó khăn vì chưa tìm ra hướng để khắc phục hậu quả và chi trả dư nợ. Với gói vay ưu đãi từ SHB, công ty sẽ nỗ lực để vượt qua khó khăn trước mắt, thi công các công trình, khắc phục lại nhà xưởng, nhà kho để từ đó tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và có nguồn chi trả cho ngân hàng”, ông Tịnh nói.
Không chỉ Công ty Văn Tịnh, nhiều doanh nghiệp đang chịu tổn thất nặng nề sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng đã được ngân hàng quan tâm, chia sẻ kịp thời. Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc là một trong những doanh nghiệp đang chịu tổn thất nặng nề về cả con người và tài sản.
Quãng đường khoảng 20km từ đường lớn đến Nhà máy Thủy điện Nậm Lúc, hậu quả cơn bão lũ vẫn còn hiện hữu, nhiều đoạn đường đã bị hư hại nghiêm trọng với nguy cơ sạt lở cao.
Ông Nguyễn Tất Anh - Giám đốc điều hành của nhà máy vừa được điều động về đây nghẹn ngào chia sẻ, do mưa lớn nhiều ngày trên địa bàn đã dẫn tới sạt lở đất đá từ trên sườn núi xuống, nhà điều hành của nhà máy bị san phẳng hoàn toàn, 5 cán bộ nhân viên của nhà máy bị thiệt mạng trong đó có Giám đốc nhà máy thủy điện Nậm Lúc.
Khu nhà điều hành của Nhà máy Thủy điện Nậm Lúc được xây dựng kiên cố, sau trận lũ quét kinh hoàng đã bị san phẳng chỉ còn là bãi đất trống. Ảnh: Mai Tấn |
Theo ông Tất Anh, nhà máy còn bị ảnh hưởng nặng nề khi nước ngập toàn bộ thiết bị, nửa tháng trôi qua, nhà máy vẫn chưa có điện để vận hành. Khi bão đến, hai tuyến đường đi vào nhà máy đều bị sạt lở, nhà máy bị cô lập hoàn toàn, sau 10 ngày mới có thể đi bộ vào nhà máy. Hiện tại, tuyến đường vào nhà máy mới được san gạt để đi lại tạm thời, tuy nhiên nhiều đoạn nguy cơ sạt lở vẫn rất cao nên chưa thể đưa người vào đánh giá hiện trạng máy móc bên trong nhà máy. Theo ước tính, thiệt hại trên 100 tỷ đồng chưa tính thời gian dừng vận hành không có doanh thu để sửa chữa nhà máy trong vài tháng tới.
Bên trong nhà máy, nhiều máy móc thiết bị vẫn bị ngập trong nước. Ảnh: Mai Tấn |
“Hiện nay do điện lưới chưa được kéo về nhà máy, nên chúng tôi phải sử dụng máy phát điện để bơm toàn bộ nước trong hầm thủy điện ra, sau đó kiểm tra trang thiết bị để đánh giá thiệt hại và đưa ra phương án sửa chữa tối ưu”, ông Tất Anh cho biết.
Sau khi chủ động nắm bắt thông tin về thiệt hại cả về người và tài sản của Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc, ông Hoàng Văn Sỹ - Giám đốc SHB chi nhánh Lào Cai cho biết, ngân hàng đã ngay lập tức thăm hỏi, động viên khách hàng. Thấu hiểu khó khăn trước mắt của nhà máy, ngay trong tháng 9, SHB đã giảm số tiền lãi phải trả của nhà máy với số tiền là 5 tỷ đồng, đồng thời cam kết sẽ tiến hành giảm lãi trong 4 tháng cuối năm 2024. Ngoài ra, để doanh nghiệp có nguồn kinh phí thay thế, sửa chữa máy móc, sớm đưa nhà máy đi vào vận hành, SHB mạnh dạn cho doanh nghiệp vay với số tiền 50 tỷ đồng, lãi suất 4,5%/năm.
Ông Nguyễn Tất Anh chia sẻ, trong lúc doanh nghiệp vẫn đang bối rối trước những khó khăn về tài chính, Ngân hàng SHB đã kịp thời chia sẻ đưa gói hỗ trợ thiết thực, đây chính là điểm tựa quý giá để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vực dậy sớm nhất có thể.
Tiếp tục cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão lũ
Ông Phạm Quang Huy, Phó Giám đốc SHB Lào Cai chia sẻ, cơn bão số 3 vừa qua đã gây hậu quả rất nặng nề đối với các tỉnh phía Bắc, trong đó Lào Cai là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất về con người và tài sản.
Ngay tối 8/9 khi mưa to ở tỉnh Lào Cai, Ban lãnh đạo SHB Lào Cai đã nhận định sẽ có những doanh nghiệp, người dân, ngành nghề chịu ảnh hưởng lớn. Cụ thể, những doanh nghiệp trong lĩnh vực khai khoáng, thuỷ điện, du lịch sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nên đã chỉ đạo cán bộ nhân viên liên lạc đến tất cả khách hàng đang vay vốn tại SHB để nắm bắt thông tin và nhận định bước đầu về thiệt hại, sẵn sàng phương án hỗ trợ khách hàng.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ giảm bình quân 50% lãi suất khách hàng hiện hữu phải trả từ 1/9 đến tháng 31/12/2024, đặc biệt với những khách hàng chịu thiệt hại nặng, khó khăn trong việc khôi phục sản xuất, tùy theo mức độ, SHB có thể miễn 100% lãi suất phải trả trong thời gian trên.
Ước tính số tiền lãi miễn giảm cho khách hàng hơn 30 tỷ đồng. Đồng thời, SHB cấp gói tín dụng quy mô 2.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất chỉ 4,5% với khoản vay mới, đến hết 31/12/2024, cung cấp nguồn vốn giúp khách hàng tái thiết và hồi phục sản xuất, kinh doanh. Thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng.
Đại diện lãnh đạo SHB cho biết: “Thấu hiểu và chia sẻ với khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Ngân hàng kỳ vọng chương trình hỗ trợ cùng gói tín dụng ưu đãi lãi suất sẽ góp phần giúp khách hàng vượt qua khó khăn, đẩy nhanh quá trình hồi phục, tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh”./.
Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão gây ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 04 về các giải pháp của ngành Ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Trong đó, với các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu khẩn trương chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng triển khai các giải pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, khoanh nợ, cho vay mới...
|
- Tỷ giá hôm nay (23/11): Đồng USD thế giới tăng mạnh phiên cuối tuần, “chợ đen” tăng nhẹ trở lại
- Tỷ giá hôm nay (21/11): Đồng USD thế giới tăng trở lại, “chợ đen” không ngừng đà tăng
- Thẻ MB JCB Ultimate - Đặc quyền cao cấp
- Giải mã biến động tỷ giá dù chu kỳ nới lỏng tiền tệ ngày càng rõ nét
- Tỷ giá hôm nay (18/11): Đồng USD trên thị trường thế giới duy trì sức mạnh,“chợ đen” tiếp tục tăng giá
- Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max
- Tỷ giá hôm nay (16/11): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” vẫn không dừng tăng
- Tỷ giá hôm nay (14/11): Đồng USD thế giới lập đỉnh, “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- Tỷ giá hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng, “chợ đen” tiếp đà thẳng tiến