Ngành thực phẩm đóng gói thắng lớn, ngành đồ uống thảm bại
Năm 2021, doanh thu của một số ngành hàng thực phẩm đóng gói như mỳ ăn liền, gia vị, dầu ăn và đường tăng mạnh. Trái lại, nhu cầu đồ uống, bia và sản phẩm sữa giảm mạnh.
Ngành thực phẩm đóng gói thắng lớn, ngành đồ uống thảm bại
Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đối với chỉ số tiêu dùng tại Việt Nam. Đặc biệt, trong quý III/2021, nhiều địa phương đã phải giãn cách xã hội, để phòng chống dịch bệnh.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, doanh số bán lẻ của Việt Nam trong quý III giảm 30,7% so với cùng kỳ, đây là mức giảm chưa bao giờ có kể cả trong thời gian giãn cách xã hội toàn quốc trong tháng 4/2020.
Năm 2021, doanh thu của một số ngành hàng thực phẩm đóng gói như mỳ ăn liền, gia vị, dầu ăn và đường tăng mạnh.
Nhìn chung, doanh số bán lẻ tuy giảm mạnh trong năm 2021, song doanh thu của một số ngành hàng thực phẩm đóng gói như ăn liền, gia vị, dầu ăn và đường tăng mạnh.
Theo báo cáo của SSI Research, sở dĩ các sản phẩm đóng tăng mạnh trong thời gian qua là do người tiêu dùng tích trữ các sản phẩm này trong tất cả các đợt giãn cách xã hội.
Nhờ đó, Masan (MCH), Tường An (TAC) và Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật (VOC) tiếp tục ghi nhận một năm tăng trưởng doanh thu tốt. Đặc biệt, nhờ vào việc thâm nhập thị trường nhờ chuỗi Wincommerce, Masan MeatLife (MML) đã tăng 103% doanh thu trong năm 2021.
Cổ phiếu MSN, MCH và MML đạt tăng trưởng ấn tượng 94%, 27% và 64%, nhờ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận mạnh mẽ. Nhóm KDC (bao gồm VOC và TAC) tăng tốt với mức tăng lần lượt là 64%, 65% và 62% năm qua.
Trái lại, nhu cầu đồ uống, bia và sản phẩm sữa giảm mạnh do các sản phẩm này không được coi là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng, đặc biệt đối với đối tượng thu nhập thấp.
Ngoài ra, trong năm 2021, ngành F&B còn phải chịu ảnh hưởng rất mạnh từ việc giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhất là “họ” nhà sữa. Vì vậy, SSI Research đánh giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong “họ” thực phẩm đồ uống (F&B) ở mức kém khả quan trong năm 2021.
Triển vọng cho ngành đồ uống
SSI Research đánh giá, năm 2022, ngành F&B sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng trở lại, nhờ vào lực cầu tăng nhanh sau khi mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, ngành F&B sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Đơn cử như việc giá hàng hóa đầu vào duy trì ở mức cao và áp lực biên lợi nhuận của các công ty F&B, ít nhất đến nửa đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của biến thể Covid-19 mới (gần nhất là Omicron) ảnh hưởng đến triển vọng mở cửa trở lại.
“Chúng tôi cho rằng nhu cầu sẽ phục hồi một cách dần dần. Là nước đã có tỷ lệ bao phủ vaccine cao, Việt Nam hiện đang áp dụng biện pháp linh hoạt để kiểm soát đại dịch”, báo cáo của SSI Research nêu.
Do nguy cơ xuất hiện biến thể mới vẫn hiện hữu, tiêu thụ, đặc biệt các cửa hàng F&B tiêu thụ trực tiếp và các dịch vụ liên quan đến F&B, như du lịch & giải trí có thể chưa phục hồi mạnh mẽ ngay nửa đầu năm.
Theo Tổng cục Thống kê, doanh số bán lẻ giảm 8,7% trong 11 tháng của năm 2021 và cần thời gian để doanh số bán lẻ trong nước hồi phục về mức trước đại dịch.
“Chúng tôi ước tính tiêu thụ tăng trưởng nhẹ trong nửa đầu năm và mạnh hơn vào nửa cuối năm 2022 nhờ việc dần mở cửa trở lại theo kịch bản cơ sở của chúng tôi”, SSI Research cho biết.
Nguồn Congluan.vn
https://congluan.vn/nganh-thuc-pham-dong-goi-thang-lon-nganh-do-uong-tham-bai-post177525.html
- Từ hôm nay 23/11, lãi suất huy động cao nhất tăng lên 6,4%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 22/11/2024: Kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/11/2024: Loạt nhà băng trả lãi suất huy động từ 6%
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/11/2024: Tăng mạnh kỳ hạn dưới 6 tháng
- Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm
- Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
- Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam
- Từ 20/11, áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi