Nghèo hóa
Một tháng học phí giờ đây không bằng tiền mua một que kit test loại rẻ. Đơn cử mức thu học phí khối phổ thông tại Đà Nẵng năm học này, mỗi học sinh trung bình đóng 60-70 ngàn đồng/tháng, còn thua tiền cho một lần tự chọc mũi test COVID-19!
Học trò còn được miễn, giảm học phí vì hoàn cảnh, vì dịch bệnh, nhưng với thứ dùng để xét nghiệm phòng dịch thì ngược lại!
Điều đó không chỉ cho thấy chi phí dành cho dịch vụ giáo dục, đào tạo (ngoài chi từ ngân sách) hiện hạn hẹp ra sao, mà quan trọng hơn là kinh tế mỗi gia đình đã chao đảo, thâm hụt trầm trọng đến mức nào từ riêng việc xét nghiệm. Để phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho bản thân và cộng đồng thì xét nghiệm là đương nhiên cần thiết. Nhưng công tác quản lý ra sao để cho giá cả mặt hàng kit test tăng bất thường, "loạn giá", thậm chí khan hiếm đồng loạt như hiện tại? Cần có những động thái quyết liệt để giảm giá giúp dân bớt nghèo hóa, để quốc gia không bị giới nhập khẩu lợi dụng bắt chẹt. Sau những kỷ luật, bắt bớ liên quan đến "thành tựu nghiên cứu" Việt Á?
Hôm qua 5/3, cả nước ghi nhận thêm 131.817 ca nhiễm COVID-19 mới. Con số nếu rơi vào thời điểm mấy tháng trước chắc hẳn sẽ gây "địa chấn" kinh hoàng. Còn hiện tại, số ca F0 trên thực tế như "tảng băng chìm" chắc hẳn còn cao hơn nhiều, do không phải F0 nào cũng khai báo, thậm chí y tế nhiều phường xã còn không cập nhật hoặc không có đủ nhân lực để ghi nhận, xử lý.
Trường lớp bây giờ bàn ghế trống nhiều khi đến một nửa vì F0. Học sinh như những "chiến binh", trò nào khỏe thì gan lỳ bám trụ, trò nào dính dịch thì lui về phía sau học online ở nhà, đến lúc khỏe lại ôm cặp đến lớp thay cho những bạn khác. Nhà máy, xí nghiệp, cơ quan hiện cũng đang chung trình trạng. Tỷ lệ F0 trong cộng đồng hiện ai đã tính được chính xác? Đến 40-50% chưa? Khi nhìn xung quanh bạn bè, người thân ai cũng đều "khoe" mình đã F0. Để thấy mức độ tiêu dùng mặt hàng kit xét nghiệm lớn đến mức nào, lợi nhuận khổng lồ ra sao.
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Y tế đánh giá chính xác, có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, tiến tới xem COVID-19 là bệnh thông thường. Nghĩa là các bệnh viện, trung tâm y tế rồi sẽ có khoa COVID, như các bệnh chuyện khoa khác.
Vậy là dịch bệnh từ trạng thái bình thường mới sẽ đến lúc tiến tới bình thường hóa. Đó là thành quả của việc phủ vắc xin diện rộng, từ sự hy sinh đồng cam cộng khổ phòng, chống dịch của mỗi người dân suốt thời gian dài nghiệt ngã.
Nhưng mục tiêu bình thường hóa đang vướng không ít lực cản, mà điều dễ thấy đầu tiên là giá kit test, thuốc men chống dịch vẫn từng ngày làm nghèo hóa rất nhanh một bộ phận không nhỏ người dân.
Được biết những mặt hàng trang thiết bị y tế, bao gồm kit test xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 sẽ được đưa vào diện bình ổn giá. Tuy nhiên đến thời điểm này, đó mới chỉ là đề xuất "sớm nghiên cứu, xem xét..." theo chỉ đạo chung.
Mong mỏi chủ trương trên sớm đi vào cuộc sống.
Theo Tienphong.vn
https://tienphong.vn/ngheo-hoa-post1421030.tpo
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá