Người đàn ông phát hiện khối u ác tính từ dấu hiệu đơn giản
Mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân nên ông N. đến bệnh viện khám. Các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một khối u ác tính ở phổi xâm lấn trung thất, gây hẹp phế quản gốc trái.
Ông T.V.N. (69 tuổi, trú tại Hà Nội) cảm thấy mệt mỏi, giảm cân nên đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).
Kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực cho thấy bệnh nhân có khối u vùng trung thất và rốn phổi trái, bờ không đều, ngấm thuốc ở thành khối và vào các vách bên trong. Tổn thương hướng tới u phổi, dạng u phế quản trung tâm, xâm lấn trung thất, gây hẹp phế quản gốc trái. Sau khi có kết quả, ông N. đã được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị tiếp.
Bệnh nhân chụp phát hiện u phổi. Ảnh: BVCC.
Ung thư biểu mô phế quản là loại u hay gặp trong các u phổi ác tính. Phần lớn các trường hợp ung thư khi phát hiện thường muộn, tiên lượng kém, không phẫu thuật cắt bỏ được. Bệnh thường gặp ở người khoảng 55-60 tuổi. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh.
Triệu chứng của ung thư phế quản rất đa dạng và tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà số lượng các triệu chứng có thể nhiều hay ít. Ung thư phế quản giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, bệnh nhân phát hiện hoàn toàn tình cờ khi đi chụp phim X-quang phổi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.
Ung thư phế quản giai đoạn tiến triển kế tiếp sẽ có triệu chứng như:
- Ho là triệu chứng khởi đầu thường gặp nhất. Đa số bệnh nhân đều bỏ qua triệu chứng này, họ cho rằng ho là do hút thuốc lá.
- Ho ra máu là triệu chứng báo động quan trọng. Triệu chứng này khá đặc hiệu cho ung thư phế quản vì thế khi bệnh nhân trên 40 tuổi, có hút thuốc lá, ho ra máu nên đến bệnh viện thăm khám để được chỉ định nội soi phế quản.
- Khó thở là triệu chứng xuất hiện muộn hơn trong tiến triển của ung thư phế quản. Dấu hiệu này xuất hiện khi khối u đã lớn làm tắc nghẽn phế quản, làm xẹp một vùng phổi, hoặc do khối u xâm lấn ra màng phổi làm tràn dịch màng phổi.
- Đau ngực: Ban đầu, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đau ngực dai dẳng, mơ hồ không rõ vị trí, sau đó đau nhiều gây khó chịu. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể bị chẩn đoán nhầm thành đau thần kinh liên sườn, đau cơ.
- Hà Nội: Có thêm 50 ca mắc sởi/tuần, nhiều trẻ phải thở máy
- Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
- Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ dấu hiệu ăn không ngon miệng
- Lao động nữ được khám sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung như thế nào?
- Lao động nữ được khám sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung như thế nào?
- Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ dấu hiệu ăn không ngon miệng
- Cực hiếm: Bé gái 'vượt ngàn chông gai' chào đời với 9 vòng dây rốn quấn cổ
- Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa, bác sĩ tiết lộ dấu hiệu ‘3 tăng 1 giảm’
- 9 dấu hiệu của bệnh trầm cảm