Người đàn ông trẻ mắc ung thư di căn, bác sĩ khuyên tránh xa 2 loại thịt
TRUNG QUỐC - Người bệnh ung thư đại trực tràng thích ăn mì bò và các loại thịt chế biến sẵn.
Một người đàn ông 35 tuổi bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3, di căn gan. Khi tìm hiểu sâu hơn, các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân của căn bệnh có thể liên quan mật thiết đến thói quen thích ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn của bệnh nhân.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã phân loại các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích vào nhóm gây ung thư loại 1 trong khi thịt đỏ (bò, lợn, cừu) chưa qua chế biến bị xếp vào nhóm 2A (có thể gây ung thư). Một số khảo sát dịch tễ học thậm chí chỉ ra thịt đỏ có liên quan đến ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, dạ dày và cả ung thư vú.
Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, cứ tăng 50g tiêu thụ thịt chế biến sẵn hằng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư lên 18%; tăng 100g tiêu thụ thịt đỏ chưa chế biến mỗi ngày tăng nguy cơ lên 17%.
Vì vậy, bạn nên tránh ăn thịt chế biến sẵn và tổng lượng thịt đỏ ăn vào không được vượt quá 500g mỗi tuần.
Thịt chế biến sẵn chứa nhiều muối, có thể dẫn tới một số bệnh. Ảnh: Ban Mai
Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Lưu Bác Nhân (Trung Quốc) thông tin, người đàn ông trên đã đến phòng khám ngoại trú trong tâm trạng chán chường. Bệnh nhân cho biết trước khi mắc ung thư, ông là người hay ăn thịt, món yêu thích là mì bò. Ông cũng thường dùng các loại thịt chế biến sẵn. Hiện tại, ông đã chuyển sang ăn chay.
Theo bác sĩ Lưu, 2 loại thịt trên liên quan tới khối u có thể do chứa quá nhiều sắt heme, nitrosamine, hydrocarbon thơm đa vòng hoặc amin dị vòng sau khi được chế biến.
Trong đó, sắt heme sẽ tạo ra phản ứng gốc tự do cao hơn, có thể liên quan đến ung thư. Ngoài ra, lượng mỡ thừa trong thịt sẽ kích thích sinh ra hợp chất thứ cấp gây ung thư. Lượng muối cao trong các loại thịt chế biến sẵn có khả năng làm hỏng niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter pylori xâm nhập.
Bác sĩ Lưu cũng nhắc nhở người dân phải ăn ít nhất 375g rau mỗi ngày vì rau chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan. Lợi ích của những chất xơ này là thúc đẩy nhu động ruột nhanh chóng, tăng lượng vi khuẩn có lợi trong dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ung thư dễ bị suy nhược thể lực khi tiếp nhận hóa trị và xạ trị. Bác sĩ Lưu gợi ý họ nên ưu tiên bổ sung trứng và thịt trắng, tức là thịt gà bỏ da, cá biển sâu cỡ vừa và nhỏ, tôm cùng với lượng vừa đủ các loại đậu, ngũ cốc…
- Hà Nội: Có thêm 50 ca mắc sởi/tuần, nhiều trẻ phải thở máy
- Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
- Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ dấu hiệu ăn không ngon miệng
- Lao động nữ được khám sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung như thế nào?
- Lao động nữ được khám sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung như thế nào?
- Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ dấu hiệu ăn không ngon miệng
- Người đàn ông phát hiện khối u ác tính từ dấu hiệu đơn giản
- Cực hiếm: Bé gái 'vượt ngàn chông gai' chào đời với 9 vòng dây rốn quấn cổ
- Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa, bác sĩ tiết lộ dấu hiệu ‘3 tăng 1 giảm’