Người thân, thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan day dứt trước thiệt hại của người dân
Dù tham gia tích cực vào việc phát hành trái phiếu khống để huy động tiền của người dân nhưng khi ra tòa, các bị cáo là em, cháu và tay chân thân cận của bà Trương Mỹ Lan lại tỏ ra ân hận, day dứt.
Sau một tháng xét xử và nghị án kéo dài, hôm nay, TAND TPHCM tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Bị cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua việc phát hành 25 mã trái phiếu khống và chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng của các nhà đầu tư, nhiều bị cáo tỏ ra bất ngờ khi biết lượng người mua trái phiếu lại lớn đến như vậy.
'Xót xa cho các bị hại'
Bày tỏ sự ân hận, bị cáo Hồ Bửu Phương (cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nói: “Bị cáo không ngờ số lượng người mua trái phiếu lớn tới như vậy, khi phát hành bị cáo còn không nghĩ có người mua. Sự việc xảy ra, bị cáo rất ăn năn, hối hận dù không hưởng lợi từ phát hành trái phiếu”.
Là trợ thủ đắc lực của bà Lan trong vụ án Vạn Thịnh Phát, xuyên suốt từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB) thừa nhận biết rõ mục đích của bà Lan khi phát hành trái phiếu là để huy động tiền của người dân đem sử dụng cho các mục đích của tập đoàn.
Sau khi nhận thông báo về việc bị cáo Lan chọn Công ty Setra phát hành trái phiếu, bị cáo Hoàng đã chỉ đạo các thuộc cấp lên phương án chạy dòng tiền khống tạo lập nhà đầu tư sơ cấp. Theo Hoàng, bị cáo Lan phát hành trái phiếu của Công ty Setra để lấy tiền trả lãi cho 3 gói trái phiếu do Công ty An Đông phát hành.
Sau khi sự việc bị phơi bày, hơn 30.000 nhà đầu tư bị chiếm đoạt đồng tiền mồ hôi nước mắt, bị cáo Hoàng ăn năn: “Bị cáo cảm thấy xót xa cho các bị hại. Bản thân mẹ, vợ của bị cáo cũng mua trái phiếu của Công ty Setra”.
Bị cáo Ngô Thanh Nhã (cựu Tổng giám đốc Vạn Thịnh Phát kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty An Đông) khai tiếp nhận chủ trương phát hành trái phiếu cho An Đông từ chị chồng là bà Lan. Tiếp đó, bị cáo Nhã đã ký hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông và sau này là ký phát hành trái phiếu.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: VH
Trước câu hỏi của HĐXX về việc nhận thức như thế nào về hậu quả do mình gây ra, bị cáo Nhã nghẹn giọng: “Sau khi đọc kết luận điều tra, bị cáo rất ngỡ ngàng vì không hề biết đã gây thiệt hại cho người dân lớn đến như vậy. Bị cáo thấy mình có một phần trách nhiệm trong đó”.
Bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor) sau khi nhận được chỉ đạo của bà Lan đã ký hồ sơ, chứng từ chuyển cho Công ty An Đông 13.000 tỷ đồng để mua trái phiếu sơ cấp.
“Bây giờ, bị cáo đã nhận thức mình sai và xin chịu trách nhiệm. Tâm bị cáo chưa từng nghĩ đến việc lừa đảo chiếm đoạt của ai và cũng không được hưởng lợi, mỗi tháng bị cáo được nhận lương 80 triệu đồng. Bị cáo cũng đã vận động gia đình khắc phục hậu quả cho các bị hại. Bị cáo muốn xin lỗi các bị hại vì đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống của họ” - Trương Huệ Vân trình bày.
Bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận trách nhiệm
Trong khi các thuộc cấp thân cận đều thừa nhận hành vi phạm tội thì bị cáo Trương Mỹ Lan lại phủ nhận trách nhiệm.
Bà Lan cho rằng mình chỉ cho Ngân hàng SCB mượn các công ty tốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành trái phiếu.
“Bị cáo nghĩ nếu không cho mượn công ty thì có thể SCB sẽ sụp đổ hết. Do đó, bị cáo mới cho mượn chứ không chủ trương phát hành trái phiếu. Bị cáo có biết gì đâu mà chủ trương” - bà Lan trình bày.
Theo cáo buộc, tháng 8/2018, SCB bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra nên việc xin cấp tín dụng từ ngân hàng này của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gặp khó khăn.
Vì vậy, Trương Mỹ Lan đã họp bàn với Nguyễn Tiến Thành (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TVSI) cùng các nhân sự chủ chốt, lựa chọn các công ty con thuộc Vạn Thịnh Phát để phát hành, chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ bất hợp pháp nhằm huy động tiền từ người dân.
Sau đó, bà Lan và thuộc cấp chọn 4 công ty là An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra để phát hành 25 mã trái phiếu khống, trị giá hơn 30.869 tỷ đồng.
Tiếp đó, bị cáo Lan cùng đồng phạm thực hiện thủ đoạn tạo dòng tiền khống để hợp thức nhà đầu tư sơ cấp cho 8 công ty thuộc Vạn Thịnh Phát, bằng cách mua toàn bộ số lượng trái phiếu của 4 công ty trên rồi đem bán cho hàng chục nghìn người dân để huy động tiền.
- Người đàn ông ở Hà Nội bị tài xế taxi đến tận nhà sát hại
- Giả danh cán bộ ngân hàng tuyển dụng người lao động
- Nộp thêm 3.000 tỷ đồng, bị cáo Trương Mỹ Lan tha thiết xin được thoát án tử hình
- Nộp thêm 3.000 tỷ đồng, bị cáo Trương Mỹ Lan tha thiết xin được thoát án tử hình
- Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với ‘chúa đảo’ Tuần Châu
- Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với ‘chúa đảo’ Tuần Châu
- Bà chủ Xuyên Việt Oil mang cả ‘chai nước tương và đôi dép’ đi tặn
- Truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án mới
- Loạt quan chức nhận hối lộ trong vụ Xuyên Việt Oil hầu tòa