Nhận diện hành vi tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước để nghiêm trị
Trong những năm gần đây, với sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã được nhân dân hết sức đồng tình, ủng hộ. Có thể thấy những chuyển biến rõ nét trong quá trình công khai, minh bạch nhiều chủ trương, chính sách và trong cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản công.
Tuy nhiên, tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí ở một số bộ phận cán bộ có quyền hạn, chức vụ đã có những biến tướng tinh vi, phức tạp hơn, tác động tiêu cực tới nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội. Xu hướng này gần đây đã xuất hiện gây cản trở quá trình phát triển lành mạnh của cộng đồng doanh nghiệp. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và người dân.
Qua quá trình tìm hiểu cuốn sách: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tôi rất tâm đắc, đồng tình với quan điểm: Từng bước mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra một nhận xét rất hình ảnh đối với hành vi tham nhũng, đó là "ăn cắp của công làm của tư". Trong hoạt động doanh nghiệp, nhất là khối tư nhân, nếu cứ theo cách nhận diện này sẽ thấy không ít đơn vị đã "nhúng chàm". Điều đó rất dễ thấy bởi ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu thêm những lợi ích từ những thứ không phải của doanh nghiệp thì rõ ràng đó là hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Điều này lại càng dễ nhận diện trong điều kiện hoàn cảnh của những địa phương ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, mức độ hiểu biết, dân trí còn nhiều hạn chế. Có thể dẫn lại một thí dụ mà tôi đã từng gặp, đó là một số địa phương có tình trạng tổ chức đấu thầu, hoặc chỉ định thầu thiếu công khai, minh bạch gây ra tình trạng lãng phí lớn.
Đến lúc thi công, địa phương và người dân mới vỡ lẽ, doanh nghiệp không nhắm vào lợi nhuận có được từ công trình mà là sản phẩm khác có được trong quá trình thi công. Trường hợp doanh nghiệp "qua mặt" địa phương như vậy trước đây không hiếm gặp, nhất là ở những địa phương có tài nguyên rừng và khoáng sản nằm rải rác, nhỏ lẻ.
Thiệt hại lớn nhất của địa phương không phải do thất thu từ một số tài nguyên, khoáng sản mà chính là môi trường sống của người dân, nhất là đối với những bản, làng có tiềm năng phát triển du lịch; được một công trình công cộng mà người dân mất sinh kế lâu dài. Vậy cho nên nạn tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước cần phải được tích cực nhận diện hơn nữa và phải nghiêm trị theo pháp luật.
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo