Nhiều giải pháp giúp người lao động tránh bị sập bẫy lừa đảo qua mạng
tại huyện Phúc Thọ, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Những điểm mới về chế độ chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng”.
Khách mời tham gia đối thoại trực tuyến. Ảnh: PV
Tham gia buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách là các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, bảo hiểm xã hội, phòng, chống tội phạm gồm: Tiến sĩ Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn; Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - Cục Truyền thông, Bộ Công an; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội.
Gần 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động huyện Phúc Thọ dự.
Trong chương trình, những chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động, như: Chế độ bảo hiểm xã hội, tiền lương, điều kiện làm việc và các quy định của pháp luật về lao động, việc làm là những nội dung người lao động đều quan tâm.
Nhiều ý kiến cho thấy, không phải người lao động nào cũng có cơ hội tìm hiểu, tìm “đúng” và tìm “trúng” những nội dung giải đáp về các thắc mắc của bản thân để có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó, hiện nay, tình trạng lừa đảo, nhất là lừa đảo qua mạng xã hội diễn ra ngày càng tinh vi, không ít trường hợp, trong đó có đoàn viên, người lao động đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến lừa đảo qua mạng, chuyên gia Đào Trung Hiếu cho hay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì các hình thức xuất hiện lừa đảo qua mạng ngày càng nhiều. Có số liệu thống kê, tổng số tiền thiệt hại qua các vụ lừa đảo tại Việt Nam là 16 tỷ USD trên tổng số 53 tỷ USD toàn cầu. Con số này có nhiều ý kiến phản biện trái chiều do quá lớn, nhưng phản ánh thực tế danh sách nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng là rất nhiều và càng ngày càng dài.
Điển hình như tại Hà Nội, tháng 4 và 5 vừa qua, có 2 người dân bị lừa 18 tỷ đồng và 15 tỷ đồng với những chiêu trò mạo danh cơ quan pháp luật, thao túng tâm lý từng bước để người dân chuyển tiền.
Theo ông Hiếu, có 24 hình thức lừa đảo chính. Trong đó, nổi bật là lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice, dùng công nghệ để ghép mặt và giọng nói của người quen sau đó nhờ chuyển tiền. Bởi vậy, người lao động cần chậm lại một nhịp và hết sức tỉnh táo, không tham những tài sản, món quà... không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, không truy cập vào các đường link lạ... Đồng thời, phải liên hệ với công an khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn xử lý.
- Cộng đồng trách nhiệm vì nạn nhân chất độc da cam
- Lễ cầu siêu tưởng niệm liệt sĩ và nạn nhân đợt thảm sát bằng bom B52 năm 1972
- Tuyến đường xây dựng 4 năm chưa hoàn thành
- Cơ hội học tập và làm việc quốc tế cho lực lượng bộ đội, công an sau xuất ngũ
- “Nhảy việc” - cơ hội và thách thức
- Đã xác định danh tính 3 người tử vong trong vụ phóng hỏa trên đường Phạm Văn Đồng
- Chi từ Quỹ Bảo hiểm y tế vượt dự toán: Kiểm soát chặt chẽ, chống lãng phí
- Nhiều chỉ tiêu an sinh xã hội vượt kế hoạch năm
- Chia sẻ khó khăn với người yếu thế