Những việc cần làm của các bị hại trong phiên tòa xử Nguyễn Thái Luyện Alibaba
TAND TP.HCM vừa ra thông báo đến bị hại trong vụ địa ốc Alibaba về việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa. Toàn bộ yêu cầu sẽ được tòa tiếp nhận tới 17h ngày 31/8/2021, quá thời hạn trên tòa sẽ không giải quyết.
TAND TP.HCM vừa ra thông báo đến bị hại trong vụ án địa ốc Alibaba về việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa vào ngày 12/8 tới đây.
Theo đó, tòa thông báo các bị hại được biết quyền, nghĩa vụ của mình liên quan vụ án và đề nghị gửi ý kiến bằng văn bản đến tòa án.
Trong văn bản gửi tới các bị hại, TAND TP.HCM cho biết, thành phần HĐXX gồm chủ tọa là thẩm phán Trần Minh Châu, thẩm phán Phạm Viết Hùng và 3 hội thẩm nhân dân là ông Lê Giáo, ông Huỳnh Trường Sơn và bà Võ Thị Nam.
Ba anh em Nguyễn Thái Luyện
Đại diện Viện KSND TP.HCM là các kiểm sát viên Lê Thị Đông, Phạm Văn Hiền và Châu Hoàng Sơn.
Cũng trong thông báo, quá trình điều tra, một số bị hại đã được CQĐT ghi nhận ý kiến đối với vụ án, nhưng một số vẫn chưa có yêu cầu cụ thể. Do vụ án có tính chất phức tạp với số lượng đương sự đặc biệt lớn, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bị hại, TAND TP.HCM đề nghị bị hại có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề sau:
Có đồng ý với HĐXX nêu trên, có thay đổi ai trong thành phần HĐXX?
Trình bày ý kiến, yêu cầu đối với vụ án (đối với bị hại chưa trình bày ý kiến, yêu cầu tại giai đoạn điều tra) hoặc ý kiến, yêu cầu mới (nếu có).
Các bị hại trực tiếp tham gia phiên tòa hoặc ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa và việc ủy quyền phải theo thủ tục pháp luật. Trường hợp bị hại vắng mặt phải có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt và trình bày ý kiến, yêu cầu của mình.
Các bị hại trực tiếp tự bảo vệ hay nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình? Trường hợp nhờ người, đề nghị bị hại nộp các thủ tục theo quy định pháp luật.
Thông báo cũng yêu cầu các bị hại trong vụ án phải gửi văn bản trình bày ý kiến, yêu cầu của mình đến TAND TP.HCM chậm nhất là 17 giờ ngày 31/8/2022.
Sau khi hết thời hạn, nếu các bị hại không có ý kiến gì đối với các vấn đề nêu trên, TAND TP.HCM sẽ căn cứ theo quy định pháp luật để giải quyết vụ án. Quá trình xét xử, HĐXX sẽ không đề cập các yêu cầu trong phần thủ tục và quá trình giải quyết vụ án tại phiên tòa.
Theo truy tố, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Công ty Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện pháp luật.
Sau đó, các công ty này mua một số lượng lớn đất nông nghiệp ở các tỉnh thành như: Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu... rồi san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng trái phép, vẽ ra các dự án ma, quảng bá hoành tráng là dự án khu dân cư đẳng cấp để bán cho khách hàng.
Alibaba còn hứa hẹn hấp dẫn với khách hàng như: thanh toán linh hoạt, mua lại thửa đất với giá cao, trả lãi cao dựa trên số tiền khách hàng đóng hoặc thuê lại...
Tháng 9/2019, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM phối hợp cùng Bộ Công an triệt phá tập đoàn lừa đảo Alibaba.
Bằng các thủ đoạn nêu trên, Nguyễn Thái Luyện và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 4.316 khách hàng.
- Người đàn ông ở Hà Nội bị tài xế taxi đến tận nhà sát hại
- Giả danh cán bộ ngân hàng tuyển dụng người lao động
- Nộp thêm 3.000 tỷ đồng, bị cáo Trương Mỹ Lan tha thiết xin được thoát án tử hình
- Nộp thêm 3.000 tỷ đồng, bị cáo Trương Mỹ Lan tha thiết xin được thoát án tử hình
- Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với ‘chúa đảo’ Tuần Châu
- Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với ‘chúa đảo’ Tuần Châu
- Bà chủ Xuyên Việt Oil mang cả ‘chai nước tương và đôi dép’ đi tặn
- Truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án mới
- Loạt quan chức nhận hối lộ trong vụ Xuyên Việt Oil hầu tòa