OpenAI chi bao nhiêu để mua nội dung đào tạo ChatGPT?
OpenAI đang trả cho công ty truyền thông kỹ thuật số Dotdash Meredith ít nhất 16 triệu USD mỗi năm để được cấp phép truy cập nội dung của công ty này.
Khoản thanh toán thực tế có thể tăng lên cao hơn khi 16 triệu USD chỉ phản ánh phần chi phí “cố định”. Theo cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh gần đây IAC - công ty mẹ của Dotdash Meredith, khoản chi phí “phát sinh” sẽ được tính toán trong tương lai.
OpenAI từng bị cáo buộc sử dụng nội dung không được cấp phép để đào tạo ChatGPT. Ảnh: Engadget
"Nhìn vào quý 3 năm 2024, doanh thu cấp phép đã tăng khoảng 4,1 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn doanh thu này đến từ thỏa thuận cấp phép với OpenAI", Giám đốc tài chính Chris Halpin cho biết. "Đây là một phần doanh thu tốt mà chúng tôi đang ghi nhận. Chưa kể, các chi phí phát sinh sẽ được tính toán và ghi nhận trong kết quả kinh doanh tương lai”.
Song song với việc cấp phép nội dung cho OpenAI để đào tạo ChatGPT, Dotdash Meredith cũng sử dụng các mô hình của công ty AI để nâng cao sức mạnh tiếp thị nhắm mục tiêu trong các công cụ nội bộ của mình.
Là một phần của thỏa thuận, ChatGPT sẽ hiển thị nội dung và liên kết của các ấn phẩm khác nhau do Dotdash Meredith xuất bản.
Các ấn phẩm này bao gồm nhiều website phổ biến như Investopedia, Food & Wine, InStyle, Better Homes & Gardens, Lifewire cùng nhiều ấn phẩm khác.
Việc OpenAI đồng ý trả phí cấp phép nội dung cho thấy dấu hiệu tích cực đối với các nhà xuất bản khi thời gian gần đây, những tên tuổi lớn trong truyền thông như tờ The New York Times cho đến các diễn viên Hollywood đang cáo buộc công ty sở hữu ChatGPT đã khai thác và sử dụng nội dung mà không hề xin cấp phép và trả phí.
Ngoài Dotdash Meredith, được biết tờ Financial Times cũng có một thỏa thuận tương tự với OpenAI, cùng với nhà xuất bản sách HarperCollins.
(Theo Engadget)
Khoản thanh toán thực tế có thể tăng lên cao hơn khi 16 triệu USD chỉ phản ánh phần chi phí “cố định”. Theo cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh gần đây IAC - công ty mẹ của Dotdash Meredith, khoản chi phí “phát sinh” sẽ được tính toán trong tương lai.
OpenAI từng bị cáo buộc sử dụng nội dung không được cấp phép để đào tạo ChatGPT. Ảnh: Engadget
"Nhìn vào quý 3 năm 2024, doanh thu cấp phép đã tăng khoảng 4,1 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn doanh thu này đến từ thỏa thuận cấp phép với OpenAI", Giám đốc tài chính Chris Halpin cho biết. "Đây là một phần doanh thu tốt mà chúng tôi đang ghi nhận. Chưa kể, các chi phí phát sinh sẽ được tính toán và ghi nhận trong kết quả kinh doanh tương lai”.
Song song với việc cấp phép nội dung cho OpenAI để đào tạo ChatGPT, Dotdash Meredith cũng sử dụng các mô hình của công ty AI để nâng cao sức mạnh tiếp thị nhắm mục tiêu trong các công cụ nội bộ của mình.
Là một phần của thỏa thuận, ChatGPT sẽ hiển thị nội dung và liên kết của các ấn phẩm khác nhau do Dotdash Meredith xuất bản.
Các ấn phẩm này bao gồm nhiều website phổ biến như Investopedia, Food & Wine, InStyle, Better Homes & Gardens, Lifewire cùng nhiều ấn phẩm khác.
Việc OpenAI đồng ý trả phí cấp phép nội dung cho thấy dấu hiệu tích cực đối với các nhà xuất bản khi thời gian gần đây, những tên tuổi lớn trong truyền thông như tờ The New York Times cho đến các diễn viên Hollywood đang cáo buộc công ty sở hữu ChatGPT đã khai thác và sử dụng nội dung mà không hề xin cấp phép và trả phí.
Ngoài Dotdash Meredith, được biết tờ Financial Times cũng có một thỏa thuận tương tự với OpenAI, cùng với nhà xuất bản sách HarperCollins.
(Theo Engadget)
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- Doanh nghiệp Việt loay hoay tăng thu giảm chi bằng chuyển đổi số
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số
- Điện thoại Trung Quốc thách thức Samsung, Apple tại châu Âu
- Khóa tài khoản, xóa nội dung vi phạm trên Internet là kịp thời, cần thiết
- Doanh nghiệp Việt học hỏi được gì từ hành trình hồi sinh của gã khổng lồ Kodak?
- Ai cũng có thể là nạn nhân của deepfake khiêu dâm trong kỷ nguyên AI
- LG Display đầu tư thêm 1 tỷ USD mở rộng sản xuất tại Việt Nam
- Người dân TPHCM đã có thể kết nối với chính quyền bằng App Công dân số