Phản biện là gì? Những điều cần lưu ý khi tham gia phản biện
Hiện nay, khái niệm về tư duy phản biện được khá nhiều nhà hiền triết đưa ra. Có người cho rằng đó là tư duy thông qua quá trình học tập và rèn luyện có tổ chức. Có nghĩa là, tư duy này có đánh giá và phân tích cụ thể cho từng hành động riêng.
Hiện nay, khái niệm về tư duy phản biện được khá nhiều nhà hiền triết đưa ra. Có người cho rằng đó là tư duy thông qua quá trình học tập và rèn luyện có tổ chức. Có nghĩa là, tư duy này có đánh giá và phân tích cụ thể cho từng hành động riêng.
Có người lại cho rằng, tư duy phản biện là nghệ thuật của nghệ thuật. Bên cạnh đó, đây được coi là những bước cải tiến vượt bậc cho vấn đề ban đầu.
Bản chất của tư duy phản biện là khiến người tư duy cần có cái nhìn đa chiều, khách quan. Từ đó, tìm ra những bằng chứng và lý lẽ thuyết phục, có hệ thống để phản bác quan điểm.
Hiện nay, kỹ năng mềm phản biện được khá nhiều đối tượng khác nhau quan tâm. Phản biện được coi là một khái niệm khá trừu tượng. Song, có thể hiểu rằng đây là suy nghĩ và những hành động của một cá nhân hay nhóm về một vấn đề. Người hay nhóm người có tư duy và những lý lẽ nhằm bác bỏ, phản bác vấn đề ban đầu.
Có thể bạn chưa biết: Hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể bạn nên biết
Người có tư duy phản biện thường có những dấu hiệu như thế nào?
Để có tư duy phản biện, người có khả năng này cần tích hợp nhiều luồng thông tin khác nhau. Bên cạnh đó, vốn sống, vốn văn hóa của họ cần đạt đến một trình độ nhất định. Để hiểu rõ hơn về những người có tư duy phản biện, hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm dưới đây.
Logic trong lời nói và hành động
Người có tư duy phản biện thường có sự logic trong lời nói và hành động. Trong các cuộc hội thoại, những người này thường đưa ra cả lý lẽ và dẫn chứng cho từng quan điểm riêng. Lập luận chặt lẽ, có tính logic cao nhằm đạt được hiệu quả cho cuộc trò chuyện.
Có cái nhìn khách quan trước mọi sự việc
Bên cạnh đó, những người có tư duy phản biện thường khá tỉnh táo trước các quan điểm. Người này thường đánh giá, nhận định các quan điểm trước khi đưa ra bình luận về chúng. Điều này thể hiện rằng, họ không hề hoang mang mà còn khá bình tĩnh.
Thường xuyên chỉ ra vấn đề của vấn đề
Ngoài ra, nhóm người này thường phát hiện ra sự thiếu logic, không nhất quán trong các cuộc trò chuyện, các lời nói. Sự nhạy bén được tô luyện đã giúp họ phát hiện ra những điều bất thường này.
Có lý lẽ, dẫn chứng đầy đủ
Trước mỗi vấn đề, các nhà phản biện thường tìm ra các chứng cứ và sắp xếp chúng một cách có hệ thống. Không chỉ đơn giản là tìm ra điểm sai, điểm yếu. Người có tư duy phản biện phải lập luận chặt chẽ nhằm bác bỏ điều sai trái. Chính bởi tư duy logic, lập luận chặt chẽ mà các nhà phản biện nhận được sự quan tâm lớn của công chúng.
Không đánh đồng phản biện và cãi lộn
Một điều vô cùng quan trọng, tư duy phản biện không đồng nhất với việc thích chỉ trích đối phương. Sự khác nhau giữa hai khái niệm này là sự thấu hiểu, tranh luận dựa trên tinh thần xây dựng. Bên cạnh đó còn là sự thống nhất về lý lẽ và dẫn chứng. Thường những cuộc cãi vã chỉ mang tính chất lời nói mà không có lập luận sắc bén. Đồng thời, người cãi vã thường mang tính hạ thấp đối phương và thiếu sự tôn trọng.
Có thể bạn chưa biết: In mã vạch hải quan là gì? Tại sao cần in mã vạch hải quan?
Cách để rèn tư duy phản biện hiệu quả
Để có thể sở hữu tính nhanh nhạy, tư duy phản biện cao là điều mà bất kỳ ai đều mong muốn. Tuy nhiên, “có công mài sắt, có ngày nên kim”, vì thế, điều này cần được tích lũy sau cả quá trình. Dưới đây là những cách để bạn có thể tự rèn cho bản thân tư duy phản biện.
Luôn luôn trau dồi kiến thức cho bản thân
Những người có tư duy phản biện tốt luôn nhận được cái nhìn tốt của những người xung quanh. Bởi họ có vốn phông nền kiến thức có chiều sâu và có chiều rộng. Để được như thế, bạn cần luôn luôn tích cực, chủ động trau dồi vốn kiến thức cho bản thân.
Cần chú ý quan sát, học hỏi những điều tốt đẹp, các kiến thức (ít nhất là liên quan trực tiếp đến lĩnh vực của bản thân). Đồng thời, học phải đi đôi với hành, thế nên bạn cần thực hành thường xuyên.
Cần có cái nhìn khách quan trước bất cứ sự việc nào
Bạn không thể đem cái nhìn chủ quan một chiều từ bản thân để áp đặt vào mọi thứ. Điều bạn cần làm là bỏ cái tôi cá nhân, suy nghĩ chủ quan ngay lập tức. Thay vào đó, hãy rèn luyện sự đa chiều, khách quan trong suy nghĩ. Như thế, bạn mới có thể tư duy và hành động như các chuyên gia phản biện được.
Một trong những sự khác nhau lớn nhất của phản biện và cãi lộn là góc nhìn của người trong cuộc. Đối với sự cãi lộn, thường góc nhìn chỉ đứng từ một phía chủ quan của người nói. Tôi cho rằng nó là…. Tôi nghĩ sự việc này là… Tôi từng làm nó như thế này…
Tuy nhiên, phản biện trước một vấn đề không hẳn chỉ có ý nghĩa đối với bản thân. Nhiều khi, nó còn mang ý nghĩa đối với một nhóm đối tượng nhất định. Chính vì thế, người tranh luận cần có cái nhìn đa chiều, khách quan. Không nên nói rằng “Em nghĩ là thế” và không hề đưa ra bất cứ lập luận cụ thể nào.
Thường xuyên đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi cũng là một phương pháp giúp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả. Điều bạn cần làm là luôn chú ý trong việc đưa ra các câu hỏi để vấn đề trở nên hoàn thiện hơn. Một vấn đề sẽ luôn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ. Chính vì thế, cần đặt nhiều câu hỏi để kích thích tư duy phản biện trong bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần nhìn nhận một thực tại. Đó chính là không những phải đặt câu hỏi, mà còn phải là những câu hỏi đúng. Việc đặt ra những câu hỏi có chiều sâu giúp bạn hiểu kỹ hơn về bất cứ một vấn đề nào đó. Nó chính là A bởi vì không thể thay thế bằng B. Nếu vấn đề là B sẽ gặp phải những vấn đề….
Luôn suy luận theo hướng ngược lại của vấn đề
Để có một tư duy phản biện tốt, bạn cần phải lật lại vấn đề ban đầu một cách hiệu quả. Khi một vấn đề bất kỳ xảy ra, bạn cần phải đặt những câu hỏi như: Tại sao nó là A mà không phải là B? Nếu vấn đề A xảy ra thật thì vấn đề B sẽ như thế nào? hay Nếu kết quả là A đúng thì kết quả B có được coi là đúng hay không?
Từ đó, từ sâu trong suy nghĩ của bạn sẽ có những phản biện bước đầu. Lâu dần, tư duy phản biện sẽ được hình thành và phát triển trong con người bạn.
Tư duy phản biện là một trong các kỹ năng đòi hỏi con người cần phải rèn luyện thường xuyên. Bài viết này đã đưa ra các câu hỏi, kỹ năng để trả lời cho phản biện là gì? Hy vọng rằng, khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ tích lũy thêm được một phần kiến thức cho tư duy phản biện của chính mình.
Có thể bạn chưa biết: Pháp lệnh là gì? Thông tin về pháp lệnh mới nhất 2021
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam