Phản biện và chê bai khác nhau như thế nào?
Phản biện: (1) dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận tình huống và (2) dùng các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá sự vật, tình huống với mục tiêu đi tìm sự thật và cải thiện chất lượng tư duy và giải pháp.
Người có tư duy phản biện cao thì thường công bằng và độc lập trong góc nhìn và tiêu chuẩn. Họ phân biệt rõ cảm xúc và lý trí, giữa niềm tin và kiến thức.
Cũng rất cần ghi chú rằng, không phải chúng ta có một vài câu hỏi, một vài ý kiến khác thì cho rằng đó là tư duy phản biện. Có góc nhìn khác chỉ là 1 điều kiện của tư duy phản biện mà thôi, biết đánh giá góc nhìn của mình và cả góc nhìn đối lập một cách khách quan, công bằng mới là phản biện. Biết nhìn nhận cái hay, cái mạnh của tư duy, quan điểm đối lập với mình mới là người có tư duy phản biện tốt. Còn cứ có ý kiến là khăng khăng mình đúng, người khác sai thì chỉ là chê bai mà thôi.
Chê bai: thì thường có mục tiêu thắng thua về mặt cá nhân, hướng đến chỉ trích cá nhân và xoá bỏ mọi thứ. Chê bai mang tính cảm xúc, đôi khi có lập luận nhưng thường chứa nhiều nguỵ biện.
Hình: So sánh tư duy phản biện và chê bai
Tình huống ví dụ
Xem xét tình huống dọn dẹp vỉa hè của Anh Hải, thì:
(1) Về góc nhìn phân tích, cần lắng nghe quan điểm của các nhóm: chính quyền, người dân có mặt tiền và sử dụng lề đường, người buôn bán trên lề đường, doanh nghiệp thuê nhà mặt tiền, người dân thành phố nói chung, người đi bộ, doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nước ngoài…
Cũng trên phương diện góc nhìn ta có thể nhìn sự việc trên góc nhì pháp luật, văn hoá, lịch sử (các công trình có yếu tố lịch sử, sự phát triển của nhà và lề đường), và kinh tế (sử dụng lề đường như 1 công cụ kinh tế, kinh tế đối với người dân buôn bán trên lề đường), xã hội (phản ứng của xã hội, hệ quả xã hội…)
(2) về tiêu chuẩn đánh giá, áp dụng 9 tiêu chuẩn (rõ ràng, chính xác, đúng đắn, chiều rộng, chiều sâu, logic, toàn diện, quan trọng, và công bằng) để xem xét các góc nhìn, lập luận, minh chứng của các nhóm trên.
Tổng kết
Có thể thấy để có thể đưa ra các ý kiến phản biện thì tư duy phản biện đòi hỏi 1 quá trình làm việc nghiêm túc, hay gọi là bền bỉ trí tuệ. Tất nhiên trong đời sống hàng ngày chúng ta thường không có thời gian và đủ năng lực để tiến hành đầy đủ các phân tích như trên. Trong trường hợp đó, người có thói quen tư duy phản biện sẽ làm gì?
– Nhận thức rằng, cần khiêm tốn trí tuệ, không phải cứ nhìn thấy 1 góc nhìn khác là khăng khăng cho là mình đúng và lớn tiếng “chửi bới”, “phê phán”. Hiểu rằng vấn đề không đơn giản, giải pháp càng không đơn giản. Ta có quyền lên tiếng nhưng cần khiêm tốn vì hiểu rằng ta cũng chỉ là 1 góc nhìn.
– Thích thú đọc và phân tích các góc nhìn khác nhau, đặc biệt là các góc nhìn đối lập trái hoàn toàn với quan điểm của mình. Nhưng tỉnh táo với tất cả các góc nhìn bằng cách áp dụng 9 tiêu chuẩn đánh giá. Rất nhiều bạn thậm chí không biết “đôi thủ” nói gì, nhưng đã lớn tiếng phản bác.
– Phân biệt giữa cảm xúc và lý trí, giữa kiến thức và niềm tin, giữa cái mình muốn và sự thật.
– Không tấn công cá nhân.
– Sẵn sàng học hỏi và thay đổi nếu thấy quan điểm của mình chưa phù hợp, chưa khoa học.
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí