Theo đó, dự thảo Luật Phòng không nhân dân gồm 8 chương, 55 điều. Việc xây dựng Luật Phòng không nhân dân nhằm tạo khung pháp lý chung cho việc xây dựng, huy động, tổ chức hoạt động Phòng không nhân dân; quản lý các hoạt động liên quan đến tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không, hoàn thiện hệ thống pháp luật về Phòng không nhân dân.
Bên cạnh đó, Luật Phòng không nhân dân góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh tế đất nước; kiên quyết, kiên trì bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí, thống nhất với dự thảo Luật Phòng không nhân dân được cơ quan chủ trì xây dựng. Các đại biểu cũng bày tỏ ý kiến, nêu ra một số nội dung chưa phù hợp, cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa cho dự thảo luật như: Cách sử dụng một số từ ngữ chưa chặt chẽ; bố cục một số điều luật chưa hợp lý; một số nội dung cần bổ sung, sửa đổi…
Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả của các đại biểu. Thượng tướng Bế Xuân Trường cho rằng, các tham luận được trình bày tại hội nghị chứa đựng nội dung khoa học và thực tiễn phong phú, chất lượng, đúng trọng tâm.
Các chuyên gia, nhà khoa học đã góp ý, phân tích, làm rõ những nội dung còn thiếu sót, chưa phù hợp trong dự thảo Luật Phòng không nhân dân và đưa ra cách để sửa chữa, bổ sung sao cho việc xây dựng Luật Phòng không nhân dân tiếp tục được thực hiện chặt chẽ, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, phát huy tính hiệu quả khi được ban hành.
Tin, ảnh: TRẦN ANH MINH
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.