Quy định cụ thể để quản chặt tiền tài trợ, công đức
- Bộ Tài chính cho biết, sau 3 lần lấy ý kiến góp ý của nhân dân, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định chi tiết việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với tiền tài trợ, công đức cho di tích và hoạt động lễ hội, để vừa quản lý chặt vừa dễ dàng tiếp cận và thực hiện hơn.
Tiếp nhận công đức bằng tiền mặt phải mở sổ ghi chép và gửi tiền vào kho bạc hoặc ngân hàng
Cử tri TP. Hà Nội cho rằng, đối với việc yêu cầu phải mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận khoản tài trợ; việc nhận tài trợ bằng kim khí quý, đá quý... cần được rõ ràng và dễ thực hiện hơn trong thực tế vì nhiều Ban quản lý di tích ở cơ sở còn thiếu nhân lực, trình độ để thực hiện.
Bộ Tài chính cho biết, thực hiện quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ, Bộ Tài chính dự thảo Thông tư quy định quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.
Dự thảo Thông tư này đã trải qua 3 lần gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan trung ương có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các tổ chức tôn giáo, gửi đăng trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài chính để lấy ý kiến rộng rãi nhân dân.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Thông tư, trong đó quy định nhiều nội dung cụ thể, dễ tiếp cận, dễ thực hiện.
Cụ thể: Về quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội, quy định chi tiết việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội theo tương ứng với từng chủ thể tổ chức lễ hội, bao gồm: Lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức và lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức.
Ngoài ra, quy định chi tiết phương thức tiếp nhận các nguồn tài chính cho công tác tổ chức lễ hội, bao gồm: Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.
Tiếp nhận công đức bằng tiền mặt phải mở sổ ghi chép và gửi tiền vào kho bạc hoặc ngân hàng
Dự thảo quy định, trường hợp tiếp nhận bằng tiền mặt phải cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận và gửi số tiền tạm thời nhàn rỗi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản kinh phí tổ chức lễ hội đã tiếp nhận.
Về quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, đã quy định chi tiết các hình thức tiếp nhận tiền công đức, tài trợ, bao gồm: Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại; tiếp nhận tiền mặt; tiếp nhận giấy tờ có giá trị và tiếp nhận kim khí quý, đá quý.
Ngoài ra, quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo 5 chủ thể là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích trên cơ sở bám sát từ thực tiễn, bao gồm: Di tích là cơ sở tôn giáo do tổ chức tôn giáo quản lý, sử dụng; di tích là cơ sở tín ngưỡng do người đại diện cơ sở tín ngưỡng quản lý, sử dụng; di tích thuộc sở hữu tư nhân; di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập, Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng.
- 0 aA Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- Hệ thống hóa pháp luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa đổi Luật Việc làm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm