''Quyền làm việc của người khuyết tật - Từ chính sách đến thực tiễn''
Sáng 30-8, tại Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Quyền làm việc của người khuyết tật - Từ chính sách đến thực tiễn”.
Quang cảnh tọa đàm.
Phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) Tạ Việt Anh cho biết, hiện nay, cả nước có hơn 6,4 triệu người khuyết tật, nhưng chỉ có 31,7% trong số này nằm trong lực lượng lao động.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có trên 109.000 người khuyết tật, trong đó hơn 30.000 người có khả năng lao động và trên 9.600 người khuyết tật đã có việc làm... Con số này còn khiêm tốn so với lực lượng thanh niên khuyết tật, người khuyết tật có khả năng lao động và tạo ra giá trị cho bản thân, gia đình cũng như mong muốn có việc làm để khẳng định mình.
Trong điều kiện bình thường, cơ hội việc làm đối với người khuyết tật vốn đã khó khăn thì khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giải quyết vấn đề này càng thêm nhiều trở ngại. Chính vì vậy, thông qua buổi tọa đàm trực tuyến, Ban tổ chức mong muốn thảo luận, tìm giải pháp tháo gỡ rào cản trong việc tạo việc làm cho lao động là người khuyết tật, góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Trong khuôn khổ chương trình tọa đàm, các nhà quản lý, người bảo vệ cho người khuyết tật, đơn vị tư vấn luật hay của chính những người trong cuộc - người khuyết tật... đã chia sẻ những câu chuyện từ thực tế, gợi mở những giải pháp để tăng quyền làm việc, chế độ an sinh xã hội cho người khuyết tật.
Quang cảnh tọa đàm trực tuyến.
Ông Lê Việt Cường - Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông, sáng lập Hợp tác xã Vụn Art chia sẻ: “Dạy nghề cho người khuyết tật không đơn giản là từ 3 đến 6 tháng, mà có khi phải lên tới 5 năm. Chúng tôi phải mời chuyên gia hỗ trợ dạy nghề, kỹ năng làm việc nhóm, tăng cường hòa nhập giữa những người khuyết tật, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phù hợp sức khỏe, trình độ, văn hóa, nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, để giải quyết được nhiều việc làm cho người khuyết tật, rất cần tạo điều kiện cho chính người khuyết tật được khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển; có chính sách hỗ trợ phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp của người khuyết tật được hỗ trợ về thuế, chậm nộp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ cơ sở hạ tầng tốt hơn, tiếp cận vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội diện tín chấp dễ dàng hơn, quan tâm bảo hộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật…".
Còn bà Đinh Thị Thụy - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia người khuyết tật Việt Nam nhấn mạnh: “Hiện nay, còn nhiều khoảng trống về chính sách đối với người lao động là người khuyết tật, doanh nghiệp do người khuyết tật thành lập, doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật.
Thời gian tới, Ủy ban Quốc gia người khuyết tật Việt Nam sẽ phối hợp cùng các đơn vị hữu quan tăng cường rà soát các chính sách để có thể hỗ trợ lao động là người khuyết tật ngày càng tốt hơn, đơn cử như chính sách ưu đãi về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người khuyết tật, giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với người khuyết tật, đa dạng hóa sinh kế bền vững cho người khuyết tật...".
(HNM) - Dù luôn nhận được sự quân tâm, trợ giúp từ nhiều phía, song trẻ em khiếm thị hiện còn gặp những khó khăn nhất định trên …
- Trục vớt, di dời quả bom M-118 thứ 3 tại quận Long Biên
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Cháy rừng ở Sóc Sơn ngày càng khó kiểm soát
- Lễ hội cây cảnh hoa giấy Phù Đổng - “Sắc hoa trên miền di sản”
- Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine do căng thẳng leo thang
- Trách nhiệm, đồng lòng chống lãng phí
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3