Sau iPhone 16, Indonesia cấm tiếp điện thoại Google Pixel
Theo truyền thông địa phương, Indonesia đã cấm bán điện thoại Pixel vì Google không đáp ứng yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa sau khi cấm iPhone 16 với lý do tương tự.
Google Pixel là điện thoại tiếp theo bị cấm bán tại Indonesia. Ảnh: Bloomberg
Trong cuộc họp báo ngày 31/10, phát ngôn viên Bộ Công nghiệp Indonesia Febri Hendri Antoni Arief cho biết việc buôn bán điện thoại Google Pixel trong nước là bất hợp pháp. Ước tính 22.000 thiết bị đã vào thị trường qua bưu điện hoặc xách tay, theo hãng tin Kontan.
Mới đây, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á cũng cấm bán iPhone 16 vì Apple không thực hiện cam kết đầu tư. Theo ông Arief, nhà sản xuất iPhone đang xin gặp Bộ trưởng Agus Gumiwang Kartasasmita để thảo luận về lệnh cấm, dù chưa có ngày nào được ấn định.
Bloomberg nhận định, động thái báo hiệu Indonesia sẵn sàng tăng cường thực thi chính sách hạn chế đối với doanh nghiệp nước ngoài để đảm bảo đầu tư lớn hơn.
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh và máy tính bảng được yêu cầu phải đáp ứng hàm lượng nội địa lên tới 40% tùy thuộc vào quy mô hoạt động trong nước.
Họ có thể tuân thủ bằng cách sản xuất thiết bị, phát triển phần mềm hoặc đầu tư vào đổi mới sáng tạo ở Indonesia.
Theo Bộ Công nghiệp Indonesia, Apple đã thành lập các học viện nhà phát triển ở đây nhưng số tiền đầu tư chỉ ở mức 1,5 nghìn tỷ rupiah (95 triệu USD), thấp hơn 1,7 nghìn tỷ rupiah cam kết.
Các hãng đối thủ như Samsung Electronics và Xiaomi lại mở nhà máy trong nước.
Với quy mô 1 nghìn tỷ USD, Indonesia là một thị trường tăng trưởng tiềm năng với hơn 350 triệu điện thoại di động đang hoạt động - cao hơn nhiều so với dân số 270 triệu, theo dữ liệu của chính phủ.
Cả Google và Apple đều không lọt top 5 thương hiệu smartphone của nước này năm ngoái.
(Theo Bloomberg)
Google Pixel là điện thoại tiếp theo bị cấm bán tại Indonesia. Ảnh: Bloomberg
Trong cuộc họp báo ngày 31/10, phát ngôn viên Bộ Công nghiệp Indonesia Febri Hendri Antoni Arief cho biết việc buôn bán điện thoại Google Pixel trong nước là bất hợp pháp. Ước tính 22.000 thiết bị đã vào thị trường qua bưu điện hoặc xách tay, theo hãng tin Kontan.
Mới đây, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á cũng cấm bán iPhone 16 vì Apple không thực hiện cam kết đầu tư. Theo ông Arief, nhà sản xuất iPhone đang xin gặp Bộ trưởng Agus Gumiwang Kartasasmita để thảo luận về lệnh cấm, dù chưa có ngày nào được ấn định.
Bloomberg nhận định, động thái báo hiệu Indonesia sẵn sàng tăng cường thực thi chính sách hạn chế đối với doanh nghiệp nước ngoài để đảm bảo đầu tư lớn hơn.
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh và máy tính bảng được yêu cầu phải đáp ứng hàm lượng nội địa lên tới 40% tùy thuộc vào quy mô hoạt động trong nước.
Họ có thể tuân thủ bằng cách sản xuất thiết bị, phát triển phần mềm hoặc đầu tư vào đổi mới sáng tạo ở Indonesia.
Theo Bộ Công nghiệp Indonesia, Apple đã thành lập các học viện nhà phát triển ở đây nhưng số tiền đầu tư chỉ ở mức 1,5 nghìn tỷ rupiah (95 triệu USD), thấp hơn 1,7 nghìn tỷ rupiah cam kết.
Các hãng đối thủ như Samsung Electronics và Xiaomi lại mở nhà máy trong nước.
Với quy mô 1 nghìn tỷ USD, Indonesia là một thị trường tăng trưởng tiềm năng với hơn 350 triệu điện thoại di động đang hoạt động - cao hơn nhiều so với dân số 270 triệu, theo dữ liệu của chính phủ.
Cả Google và Apple đều không lọt top 5 thương hiệu smartphone của nước này năm ngoái.
(Theo Bloomberg)
- 'Cái nắm tay' cần thiết dẫn bước doanh nghiệp Việt Nam ra biển lớn
- Yếu tố công nghệ then chốt giúp ông Trump đắc cử, Apple bị soán ngôi
- Xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng, livestream Facebook
- TSMC dừng cung cấp chip tiên tiến cho khách hàng Trung Quốc
- Yếu tố công nghệ then chốt giúp ông Trump đắc cử, Apple bị soán ngôi
- Yếu tố công nghệ then chốt giúp ông Trump đắc cử, Apple bị soán ngôi
- Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số, ứng dụng AI Make in Viet Nam
- Ngày thế giới kéo đến Việt Nam làm chip không xa vời
- 'Cưỡi' sóng AI, Nvidia soán ngôi giá trị nhất thế giới của Apple