Siết chặt xử lý hành vi né tránh giám định tư pháp trong xây dựng
Các hành vi tiêu cực, né tránh, từ chối giám định, cố tình ban hành kết luận giám định không đúng trong lĩnh vực xây dựng sẽ bị xử lý nghiêm.
Bộ Xây dựng vừa có công văn 1417/BXD-GĐ yêu cầu UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư, cơ quan tiến hành tố tụng các cấp về việc tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng, nhằm triển khai thực hiện hiệu quả quy định mới về giám định tư pháp và kết luận của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng phục vụ việc điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng.
Siết chặt hoạt động tư pháp để ngăn chặn tình trạng né tránh giám định trong xây dựng. (Ảnh minh họa).
Đối với UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng cho đội ngũ giám định viên, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, tổ chức giám định theo vụ việc và đội ngũ người trưng cầu giám định tư pháp liên quan đến lĩnh vực xây dựng thuộc địa bàn quản lý.
Rà soát, kiện toàn tổ chức, cá nhân có chức năng giám định nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng như: Bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên, công nhận tổ chức, cá nhân giám định viên ở địa phương, đăng tải danh sách trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh phục vụ việc trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với công tác giám định; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, né tránh, từ chối giám định, cố tình ban hành kết luận giám định không đúng...
Căn cứ vào khả năng, điều kiện thực tế và thẩm quyền để quy định chế độ, chính sách nhằm thu hút cá nhân, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp. Bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định, điều kiện vật chất cần thiết khác cho cá nhân, tổ chức giám định tư pháp xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý. Đặc biệt chú trọng công tác chỉ đạo thực hiện giám định, kết luận giám định đối với vụ việc được trưng cầu, yêu cầu giám định, vụ án, vụ việc trọng điểm đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan.
Đối với cơ quan tiến hành tố tụng các cấp: Nghiên cứu những quy định mới về giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng đảm bảo trưng cầu đúng đối tượng, nội dung giám định và trưng cầu tổ chức, cá nhân giám định đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với đối tượng, nội dung giám định.
Cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ, tài liệu, đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định; thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp theo quy định pháp luật bảo vệ người giám định cùng người thân thích để người giám định yên tâm thực hiện công việc; Tạm ứng, thanh toán kịp thời chi phí, tiền bồi dưỡng và tham dự phiên tòa cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giám định tư pháp xây dựng.
Nguồn
https://kinhtedothi.vn/siet-chat-xu-ly-hanh-vi-ne-tranh-giam-dinh-tu-phap-trong-xay-dung.html
- Bất động sản: Cú vấp với ‘Ba lằn ranh đỏ’ của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
- Trung Quốc làm gì để giải cứu thị trường bất động sản?
- Thiết kế chính sách phát triển nhà ở xã hội dựa trên lợi ích và nhu cầu
- Những khó khăn chính của thị trường bất động sản Việt Nam và giải pháp tháo gỡ
- Các ông trùm bất động sản mất 65 tỷ USD vì chính sách Thịnh vượng chung của Trung Quốc
- Bị thu hồi dự án gần 800 ha, doanh nghiệp khởi kiện tỉnh Lâm Đồng
- Phát lộ những lần điều chỉnh ‘nhồi’ cao ốc vào ‘con đường đau khổ’ Lê Văn Lương
- Hơn 2,2 triệu tỷ cho vay bất động sản, Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ mối nguy cơ
- 13 dự án chung cư dọc tuyến đường Lê Văn Lương nhiều sai phạm